Nghỉ việc trong thời gian thử việc: 4 điều cần chú ý

Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được không?

Nghỉ việc trong thời gian thử việc là vấn đề được nhiều người lao động đang trong quá trình thử việc đặc biệt quan tâm. Có những trường hợp khi chưa kết thúc thời gian thử việc đã nghỉ việc với những lý do khác nhau. Song người lao động quan tâm nhất đó chính là việc nghỉ có cần báo trước không? có được nhận lương khi khi nghỉ việc?

Người lao động nghỉ việc trong thời gian thử việc

Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước không?

Căn cứ vào Bộ luật số 45/2019/QH14, Điều 27 BLLĐ năm 2019 quy định về việc kết thúc thời gian thử việc như sau:

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

( Theo Bộ luật số: 45/2019/QH14)

Theo đó, có thể hiểu rằng, người lao động hoặc người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước trong trường hợp thử việc không đạt yêu cầu giữa hai bên và không phải bồi thường cho bên còn lại. Ngoài ra, trường hợp người hợp thử việc đạt yêu cầu, hai bên tiến hành giao kết hợp đồng lao động.

Có được hưởng lương khi nghỉ việc trong thời gian thử việc không?
Có được hưởng lương khi nghỉ việc trong thời gian thử việc không? – ảnh minh họa

Nghỉ việc chưa hết thời hạn thử việc có được nhận lương không?

Theo Điều 27 BLLĐ năm 2019 có các quy định về thử việc như sau:

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

(Theo điều 27 Bộ luật số: 45/2019/QH14)

Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận nội dung trong hợp đồng thử việc nhưng hợp đồng phải có nội dung chủ yếu sau:

a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

(Theo điều 27 Bộ luật số: 45/2019/QH14)

Bên cạnh đó, Điều 26 BLLĐ quy định người lao động trong thời gian thử việc có thể thoả thuận mức lương với người sử dụng lao động nhưng mức lương ít nhất phải bằng 85% lương của công việc đó. Về nguyên tắc, người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc. Trong trường hợp người sử dụng lao động trả thấp hơn 85% lương của công việc đó thì bị phạt 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Theo Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Tuy nhiên, Bộ luật quy định nội dung của hợp đồng do hai bên thỏa thuận, nếu trong hợp đồng đề cập đến việc người lao động nghỉ việc trong thời gian thử việc không được nhận lương thì trong trường hợp này người lao động sẽ không được nhận lương. Ngược lại, khi hợp đồng thử việc không đưa ra điều khoản đó thì người sử dụng lao động phải trả lương thử việc cho người lao động đúng theo quy định của BLLĐ.

Mẫu đơn xin nghỉ việc

Các mục cần lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc

Mặc dù theo quy định người lao động trong thời gian thử việc không cần phải báo trước cũng như xin nghỉ tại một công ty, tổ chức hay doanh nghiệp nhưng để tăng sự chuyên nghiệp cũng như thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng nhà tuyển dụng người lao động nên báo trước. Chính điều này sẽ tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.

Mẫu đơn xin nghỉ trong thời gian thử việc cũng giống các mẫu đơn xin nghỉ việc thông thường khác. Về bố cục, đơn xin nghỉ việc cần đảm bảo 3 phần: Mở đầu, Lý do và Lời cảm ơn. Hơn nữa, nếu công việc đảm nhiệm là công việc phức tạp, trình độ chuyên môn cao thì cần phải có thêm mục Bàn giao công việc.

Mẫu đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc
Mẫu đơn xin nghỉ việc cho người lao động

Những lý do nghỉ việc thường gặp

  • Môi trường làm việc không chuyên nghiệp: làm việc trong môi trường thiếu chuyên nghiệp khiến cho bản thân không thể phát triển.
  • Áp lực công việc quá lớn: khối lượng công việc không phù hợp với khả năng của mình tạo ra nhiều áp lực.
  • Văn hóa công ty không phù hợp: văn hóa công ty không phù hợp khiến cho bản thân không thể thỏa mái làm việc.
  • Nhân viên, cấp trên không hòa đồng: sự hòa đồng trong một môi trường tập thể là cần thiết.

Kết luận

Nghỉ việc trong thời gian thử việc hai bên không cần báo trước và bồi thường. Nhưng để đảm bảo tính chuyên nghiệp cần có thông báo cho bên còn lại. Ngoài ra, khi thử việc người lao động sẽ nhận được mức lương tối thiểu 85% lương của công việc đó, người sử dụng không trả đúng mức lương sẽ chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trên đây là một số thông tin hữu ích!

TIN LIÊN QUAN

2 bình luận

  1. Dạ em có làm cho 1 cty sản xuất mì tôm . Ngày 7.10 em đi phỏng vấn và cty có nói là thử việc trong vòng 6 ngày và cho em kí hợp đồng 1 năm trước (13/10có hiệu lực) . và ngày 8.10 thì em bắt đầu đi làm ngày đầu tiên và cảm thấy công việc quá sức so với mình nên em nghỉ . Do không có số của quản lí để báo nghỉ .nên hôm sau em có gọi cho phòng hành chính xin rút hồ sơ (vì cmt gốc em mất em có trình bày vs phòng hc nhân sự và họ bảo đến cổng bảo vệ nhờ chị bảo vệ lên lấy hộ đc 1 cmt gốc và 1 giấy khám sk) . Và sau 1 tháng ở quê em có báo cty gửi giấy về bảo em ngày 9.11 đến cty giải quyết bồi thường hợp đồng lao động bao gồm nửa tháng tiền lương và ko báo trước 30 ngày trong hợp đồng tổng cộng em phải bồi thường là 7 triệu 105 nghìn) Vậy cho em hỏi là trường hợp của em theo luật có phải bồi thường ko ạ. vì em làm đúng 1 ngày thử việc em đả nghỉ rồi thì cái hợp đồng ngày 13.10 đấy có hiệu lực ko ạ

    • Cảm ơn bạn Ngân đã quan tâm >> như vậy có thể thấy bạn đã ký với công ty hợp đồng thử việc trong vòng 6 ngày (thời gian thử việc – trong thời gian này bạn có thể nghỉ bất cứ lúc nào nếu bạn thấy không phù hợp)
      Bạn kí hợp đồng 1 năm trước (13/10 có hiệu lực) như vậy là bạn đã ký hợp đồng chính thức với công ty đó. Công ty đang khép bạn vào trường hợp đơn phương nghỉ việc trái quy định để phạt bạn.
      Điều 43 Bộ luật Lao động hiện hành quy định nghĩa vụ bồi thường của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như sau:
      – Bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động trong mọi trường hợp;
      – Bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước. Trong đó, thời hạn báo trước:
      + Ít nhất 03 ngày làm việc khi không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc đã thỏa thuận; không được trả lương đầy đủ hoặc trả không đúng hạn đã thỏa thuận; bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động…
      + Ít nhất 30 ngày với người làm theo hợp đồng xác định thời hạn;
      + Ít nhất 45 ngày với người làm theo hợp đồng không xác định thời hạn.

      Tuy nhiên, mặc dù ký hợp đồng chính thức bạn vẫn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng được bạn xem mình có thuộc các trường hợp trong bài viết https://ebh.vn/tin-tuc/cham-dut-hop-dong-lao-dong-dung-luat này không nhé.
      Mình thấy công ty này đang cố ý gài bạn để phạt hợp đồng. Do đó bạn cần chứng minh được là mình đã thông báo nghỉ việc theo đúng quy định để không bị phạt theo hợp đồng.
      Bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của Luật sư trên trang LuatVietNam đối với trường hợp của bạn để được hỗ trợ tốt nhất nhé.

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*