Chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) thường xảy ra khi NLĐ hoặc NSDLĐ muốn kết thúc hợp đồng làm việc giữa hai bên. Vậy, hành động chấm dứt HĐLĐ như thế nào là đúng luật đối với NLĐ và NSDLĐ? Cùng Lambaohiem tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Những thông tin cơ bản về hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là văn bản được nhiều NLĐ và NSDLĐ tìm hiểu khi muốn thỏa thuận làm việc. Vậy, hợp đồng lao động là gì?
Hợp đồng lao động là gì?
Căn cứ Điều 13, Bộ Luật lao động 2019 quy định:
“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động“.
(Theo Điều 13, Bộ Luật lao động 2019)
Theo đó, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận trên cơ sở bình đẳng giữa hai bên NLĐ và NSDLĐ. Trong sự thỏa thuận này, hai bên tự nguyện hợp tác làm việc có trả công, tiền lương, đáp ứng đầy đủ điều kiện lao động, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động.
Chấm dứt hợp đồng lao động là gì?
Chấm dứt hợp đồng lao động là hành động NLĐ và NSDLĐ kết thúc các thỏa thuận đã giao kết khi ký HĐLĐ. Hai bên không có quyền và nghĩa vụ đối với bên còn lại, sự thỏa thuận và quan hệ làm việc không còn tồn tại. Hai bên sau khi hoàn thành thủ tục chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật thì NLĐ chấm dứt nghĩa vụ với NSDLĐ và ngược lại.
Cách chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật
Sau khi kết thúc hợp đồng hoặc vì một lý do nào đó NLĐ và NSDLĐ không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc thì họ sẽ chấm dứt HĐLĐ. Vậy, NLĐ và NSDLĐ cần phải chấm dứt HĐLĐ như thế nào cho đúng luật?
NLĐ chấm dứt HĐLĐ như thế nào để không phải đền bù?
Để chấm dứt HĐLĐ mà không phải đền bù, NLĐ có thể thực hiện các cách sau:
(1) Kết thúc thời gian làm việc giao kết trên HĐLĐ
Khi giao kết HĐLĐ, hai bên thỏa thuận về thời gian hết hợp đồng. Vì vậy, khi hết thời gian làm việc được giao kết trên hợp đồng, HĐLĐ lúc này sẽ hết hiệu lực, NLĐ có quyền chấm dứt mà không phải đền bù bất kỳ tổn thất nào.
Tuy nhiên, đối với HĐLĐ không xác định thời hạn, khi chấm dứt hợp đồng cần có sự thỏa thuận giữa hai bên NLĐ và NSDLĐ.
(2) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ Khoản 2, Điều 35, Bộ Luật lao động 2019, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sau:
“a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
(Theo Khoản 2, Điều 35, Bộ Luật lao động 2019)
Theo đó, nếu NLĐ thuộc các trường hợp trên thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước. Ngược lại, khi không thuộc các trường hợp được quy định trên, NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không báo trước thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
(3) Báo trước với NSDLĐ trước khi chấm dứt HĐLĐ
Để chấm dứt hợp đồng mà thời gian làm việc trên hợp đồng chưa kết thúc thì NLĐ phải báo trước cho NSDLĐ. Căn cứ Khoản 1, Điều 35, Bộ Luật lao động 2019 quy định NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho NSDLĐ trong thời gian sau:
- Đối với HĐLĐ không xác định thời hạn: NLĐ phải báo trước ít nhất 45 ngày;
- Đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: NLĐ báo trước ít nhất 30 ngày;
- Đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng: NLĐ phải báo trước ít nhất 03 ngày;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù khác thì thời hạn báo trước theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, NLĐ thực hiện các cách trên có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần phải đền bù tổn thất cho bên liên quan. Đây cũng là những cách chấm dứt HĐLĐ theo đúng quy định của pháp luật.
NSDLĐ chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?
Đối với NSDLĐ chỉ được chấm dứt HĐLĐ trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng lao động hết thời hạn;
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ;
- Người lao động bị kết án tù, chết hoặc mất hành vi dân sự;
- NSDLĐ còn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong một số trường hợp được quy định tại Điều 36, Bộ Luật lao động 2019.
Kết luận
Như vậy, chấm dứt hợp đồng lao động là hành động hai bên đều có thể thực hiện. Tuy nhiên, trước khi chấm dứt HĐLĐ trừ một số trường hợp thì phải báo trước. Ngoài ra, việc báo trước chấm dứt HĐLĐ giúp NLĐ hưởng một số quyền lợi theo quy định của pháp luật. Bài viết mong đem lại thông tin hữu ích cho Quý bạn đọc!
TIN LIÊN QUAN
- Hệ số lương là gì? Cập nhật bảng hệ số và bậc lương mới nhất
- Nơi nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
- Mã số thuế thu nhập cá nhân là gì? cập nhật mới nhất 2022
- Công ty có được đuổi việc nhân viên do mắc Covid 19 không?
- Người lao động được nhận các khoản tiền nào dịp Tết Nguyên đán 2022
- 05 điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam hợp pháp
Để lại một phản hồi