Báo cáo thử việc là phần việc cuối cùng của người lao động trước khi kết thúc thời gian thử việc của mình. Một bài báo cáo sẽ đại diện cho toàn bộ quá trình công việc và kết quả của người thử việc. Với tầm quan trọng của nó, nhiều người lao động quan tâm tới cách viết báo cáo thử việc sao cho thể hiện được kết quả công việc của mình một cách tối ưu nhất. Bài viết dưới đây sẽ là giải pháp cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Báo các thử việc là gì?
Báo cáo thử việc được hiểu là một văn bản tổng kết tất cả các thành tích, kết quả cùng với đó là những kỹ năng, kiến thức mà nhân viên thử việc học được sau thời gian thử việc theo quy định của công ty, tổ chức hay một doanh nghiệp nào đó.
Mục đích của báo cáo
Thông qua báo cáo này, người lao động thể hiện năng lực của bản thân mình, rút ra kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình thử việc và đưa ra các ý kiến, đề xuất nhằm xây dựng cho công việc sau này. Vì vậy, hoạt động viết báo cáo là một phần không thể thiếu sau quá trình nhân viên kết thúc thời gian thử việc của mình. Đây cũng chính là văn bản để công ty, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ đó để quyết định có hay không đưa nhân viên thử việc trở thành nhân viên chính thức.
Mẫu báo cáo thử việc mới nhất
Bạn có thể tham khảo và tải về mẫu báo cáo thử việc mới nhất dưới đây.
>> TẢI VỀ TẠI ĐÂY <<
Hướng dẫn viết báo cáo thử việc chuẩn
Để có một bản báo cáo thuyết phục nhà tuyển dụng, người làm báo cáo cần phải lưu ý các vấn đề sau:
- Mở đầu báo cáo bạn phải có và điền đầy đủ các thông tin cơ bản như: Tên công ty/phòng/ban, họ tên, ngày sinh, số CCCD, thời gian làm việc, vị trí, người hướng dẫn,… Đây là thông tin cơ bản bắt buộc phải có trong văn bản báo cáo. Tuy chỉ là những thông tin nhỏ nhưng nó thể hiện được sự chuyên nghiệp của người viết và định hướng người đọc xác định được vấn đề được đề cập.
- Về nội dung báo cáo, đây là phần quan trọng để người sử dụng lao động đánh giá quá trình thử việc của bạn. Chính vì thế, tại mục này người lao động cần phải viết chi tiết các công việc được giao, thời gian giao việc, người giao việc và kết quả công việc. Thông thường, người quản lý sẽ có ấn tượng tốt với các báo cáo được trình bày theo dạng bàng biểu liệt kê.
- Phần kết quả cá nhân đạt được trong quá trình thử việc: bạn cần phải nêu rõ ràng, cụ thể những kết quả, kỹ năng mà mình đạt được trong quá trình thử việc ấy nhằm thể hiện quá trình nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn của mình.
- Về ý kiến đóng góp, đánh giá công việc của công ty: phần này thể hiện khả năng tư duy, phân tích, đánh giá của người lao động và cũng là phần quan trọng để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định tuyển dụng bạn thành nhân viên chính thức. Vậy, người lao động cần phải thể hiện hết khả năng vốn có của mình trong mục này.
- Mong muốn, nguyện vọng của cá nhân sau quá trình thử việc: đưa ra mong muốn của bản thân về công việc sau khi kết thúc quá trình thử việc tại công ty, tổ chức, doanh nghiệp
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thử việc
Báo cáo thử việc như chúng ta thấy, đây là một văn bản quan trọng tổng hợp kết quả làm việc trong quá trình thử việc của người lao động. Vì vậy, bài viết trên đây cung cấp cho độc giả khái niệm cơ bản về báo cáo thử việc, đưa ra mẫu báo cáo và các lưu ý cần thiết cho quý độc giả về vấn đề này rất mong đem lại sự hữu ích cho quý độc giả!
Có thể bạn quan tâm!
- Cách tra cứu bảo hiểm y tế trên điện thoại qua ứng dụng VssID
- Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Đang đi làm có được rút bảo hiểm xã hội một lần không?
- Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?
- Nên đàm phán lương lương Net hay lương Gross khi deal lương?
- Người tham gia bảo hiểm y tế mất quyền lợi 5 năm liên tục khi nào?
Để lại một phản hồi