Hiện nay, khi bắt đầu vào làm việc tại một doanh nghiệp, người lao động thường được yêu cầu thử việc trước khi trở thành nhân viên chính thức nhằm đảm bảo chất lượng làm việc cho doanh nghiệp đó. Vậy trong thời gian này, người lao động cần nắm vững các quy định nào của pháp luật về thời gian thử việc để đảm bảo quyền lợi của mình?
Thời gian người lao động thử việc
Trong thời gian người lao động thử việc, hai bên người lao động và người sử dụng lao động sẽ thỏa thuận với nhau về thời gian thử việc. Tuy nhiên, theo Điều 25 BLLĐ năm 2019 quy định rõ, người lao động chỉ được thử một công việc một lần và đảm bảo các điều kiện sau:
- Đối với công việc quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thì thời gian thử việc không quá 180 ngày.
- Đối với các công việc có vị trí công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên thì thời gian thử việc không quá 60 ngày.
- Đối với các vị trí công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật hay nhân viên nghiệp vụ thì thời gian thử việc không quá 30 ngày.
- Đối với các công việc khác thời gian thử việc không quá 06 ngày.
Vì vậy, người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu người lao động thử việc trong thời gian mà BLLĐ ban hành nếu vi phạm người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 (căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).
Kết thúc thời gian thử việc
Sau khi kết thúc thời gian người lao động thử việc, người sử dụng lao động phải báo lại kết quả làm việc trong thời gian đó cho người lao động và dựa vào đó quyết định có hay không việc ký kết hợp đồng chính thức.
Trong trường hợp người lao động thử việc đạt yêu cầu, hai bên tiến hành giao kết hợp đồng làm việc theo đúng quy định của pháp luật. Đối với trường hợp người lao động làm việc không đạt yêu cầu mà bên còn lại đưa ra thì người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động thử việc hoặc hợp đồng đã giao kết.
Ngoài ra, trong thời gian thử việc, người lao động và người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải thông báo hoặc đền bù tổn thất. Vì vậy, trường hợp người lao động nghỉ ngang trong thời gian này cũng không phải thông báo hoặc đền bù tổn thất.
Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP nêu rõ về vấn đề hành vi vi phạm và xử phạt đối với người sử dụng lao động như sau:
- Các hành vi dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng:
- Yêu cầu người lao động thử việc đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thời vụ.
- Người sử dụng lao động không thông báo kết quả làm việc cho người lao động sau khi kết thúc thời gian làm thử theo quy định của pháp luật.
- Các hành vi dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
- Người sử dụng lao động yêu cầu người lao động thử việc quá một lần đối với một công việc.
- Bắt người lao động làm việc quá thời gian quy định.
- Người sử dụng lao động trả lương thử việc dưới 85% cho người lao động.
- Khi đã kết thúc thời gian thử việc, người lao động tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động cần chú ý về các hành vi vi phạm nhằm tránh gây thiệt hại về quyền và lợi ích của bản thân mình. Đặc biệt là người sử dụng lao động, việc nắm rõ luật là cần thiết để bảo vệ cho doanh nghiệp của mình và người lao động.
Xem thêm >> Quy định về mức lương thử việc năm 2021 và 03 lưu ý quan trọng
Thời gian thử việc vì vậy không phải là khoảng thời gian mà người lao động đánh mất quyền lợi của mình mà trong thời gian này họ vẫn được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Trên đây là một số vấn đề về thời gian thử việc rất mong có thể đem lại lợi ích cho quý bạn đọc!
TIN LIÊN QUAN
- Cách tra cứu bảo hiểm y tế trên điện thoại qua ứng dụng VssID
- Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Bao nhiêu tuổi thì hết tuổi đóng bảo hiểm xã hội?
- Nên đàm phán lương lương Net hay lương Gross khi deal lương?
- Người tham gia bảo hiểm y tế mất quyền lợi 5 năm liên tục khi nào?
- Lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?
Để lại một phản hồi