Thôi việc là trạng thái người lao động chủ động chấm dứt hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động. Sau quá trình này người lao động đủ điều kiện có thể được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Vậy trợ cấp thôi việc là gì? và cách phân biệt giữa trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp như thế nào? Hãy cùng lambaohiem tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trợ cấp thôi việc là gì?
Trợ cấp thôi việc là khoản tiền trợ cấp mà người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Căn cứ theo Điều 48 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về điều khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động. Cụ thể
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
- Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Như vậy theo quy định trên, đối với những người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, nếu chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do tại Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9, 10 Điều 36 thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Xem thêm >> Cách tính trợ cấp thôi việc mới nhất cho người lao động
Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp thôi việc
Trước hết phải xác định rõ đây là 2 khoản trợ cấp hoàn toàn khác nhau. Cụ thể để tiện cho việc so sánh giữa 2 chế độ mời bạn đọc hãy theo dõi qua bảng tổng hợp dưới đây.
Bảng: phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp
TIÊU CHÍ | TRỢ CẤP THÔI VIỆC | TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP |
---|---|---|
Căn cứ pháp lý | Điều 48, Bộ Luật lao động 2012 | Chương 6 Luật việc làm 2013 |
Đối tượng chi trả | Người sử dụng lao động | Cơ quan BHXH |
Điều kiện hưởng trợ cấp | – Chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn, do 2 bên không thỏa thuận hay do người lao động nghỉ hưu…. – Người lao động đã làm việc thường xuyên 12 tháng trở lên. | – Chấm dứt hợp đồng lao động, trừ khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. – Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, tùy từng trường hợp. – Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp BHTN tại Trung tâm dịch vụ việc làm. – Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày từ ngày nộp hồ sơ. |
Thời gian làm việc tính trợ cấp | – Tổng thời gian người lao động làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia BHTN và thời gian được trả trợ cấp thôi việc. | – Tính theo số tháng đóng BHTN, đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó, cứ đóng thêm đủ 12 tháng thì hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp, tối đa không quá 12 tháng. |
Tiền lương tính trợ cấp | – Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc. | – Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thất nghiệp. |
Mức hưởng trợ cấp | – Mỗi năm được trả ½ tháng lương. | – Bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc 05 lần mức lương tối thiểu vùng. |
Như vậy, trong bài viết trên đây lambaohiem đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin cơ bản và tổng quan nhất về chế đôh hưởng trợ cấp thôi việc, cách phân biệt giữa trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp giúp bạn đọc không bị nhầm lẫn giữa 2 chế độ này. Hy vọng rằng bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
- Hướng dẫn nhanh các bước làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Nơi nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
- Bạn có biết: Bảo hiểm thất nghiệp được lấy mấy lần?
- Giải đáp: Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc đóng từ năm nào?
- Hướng dẫn tra cứu thông tin hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116 qua Zalo
- Hướng dẫn tra cứu thông tin hưởng hỗ trợ theo nghị quyết 116/NQ-CP
Để lại một phản hồi