Hưởng bảo hiểm thất nghiệp là quyền lợi của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động. Vậy cách làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp như nào? Hãy cùng Làm bảo hiểm tham khảo hướng dẫn nhanh cách thực hiện dưới đây.
Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp gồm những gì?
Người lao động khi đáp ứng đủ điều kiên hưởng bảo hiểm thất nghiệp cần chuẩn bị 01 hồ bộ hồ sơ và nộp lên trung tâm dịch vụ việc làm gần nơi cư trú để được hỗ trợ giải quyết hưởng chế độ BHTN theo quy định.
Theo quy định tại Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ, hồ sơ hưởng BHTN gồm:
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Quyết định thôi việc;
- Quyết định sa thải;
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Các tổ chức BHXH có nghĩa vụ xác nhận và bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Hướng dẫn làm thủ tục hưởng BHTN
Người lao động khi đã làm xong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động tiến hành các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ: Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc thì người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Bước 2. Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì đến Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động (NLĐ).
Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì TTGTVL phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: Ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp: Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.
Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện chi trả trợ cấp TN trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp TN tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ.
Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của NLĐ. Hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp).
Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Dưới đây là hướng dẫn cách làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất:
Bước 1: Truy cập vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Bước 2: Tìm kiếm “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp” và chọn nộp hồ sơ trực tuyến.
Bước 3: Chọn dịch vụ công cần làm và tiến hành nộp hồ sơ.
Ngoài ra, từ ngày 15/02/2024, có một số hướng dẫn mới về hưởng bảo hiểm thất nghiệp bạn cần lưu ý:
- Hướng dẫn khi công ty không có người đại diện theo pháp luật.
- Bổ sung hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Thay đổi công thức tính thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.
- Thêm trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp.
- Các trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Để biết thông tin chi tiết và cập nhật, bạn có thể tham khảo thêm tại các nguồn thông tin chính thức hoặc liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương của bạn
Trên đây là những chia sẻ từ Làm bảo hiểm về quy trình làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu bạn cần hỗ trợ có thể liên hệ với trung tâm dịch vụ việc làm (do nhà nước tổ chức) gần nhất để được hỗ trợ hoặc bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình dưới phần bình luận để được giải đáp.
Có thể bạn quan tâm!
- Hướng dẫn nhanh các bước làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
- Nơi nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
- Bạn có biết: Bảo hiểm thất nghiệp được lấy mấy lần?
- Giải đáp: Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc đóng từ năm nào?
- Hướng dẫn tra cứu thông tin hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116 qua Zalo
- Hướng dẫn tra cứu thông tin hưởng hỗ trợ theo nghị quyết 116/NQ-CP
Để lại một phản hồi