Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi: Quy định và mức hưởng

Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi là hình thức chăm sóc sức khỏe nhận được sự quan tâm của nhiều gia đình. Trong thời buổi dịch bệnh hiện nay, bảo hiểm y tế trong việc khám chữa bệnh cho trẻ nhỏ là mối quan tâm hàng đầu của mỗi gia đình. Vậy, mức hưởng BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi được quy định như thế nào? Cùng Lambaohiem tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Mức hưởng bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi

Để giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh tại các bệnh viện, người dân tham gia bảo hiểm y tế để hằng năm để nhận được những lợi ích mà bảo hiểm y tế mang lại. Vậy, bảo hiểm y tế là gì?

BHYT là gì?

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 2, Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định như sau:

“Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”

(Theo Khoản 1, Điều 2, Luật bảo hiểm y tế năm 2014)

Theo đó, bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Trong đó có những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế.

Xem thêm >> Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ sơ sinh

Mức hưởng BHYT của trẻ dưới 6 tuổi quy định như thế nào?

Căn cứ vào Nghị định số 146/2018/NĐ-CP năm 2018 quy định về đối tượng tham gia BHYT, trẻ em dưới 6 tuổi thuộc nhóm tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách Nhà nước đóng. Vì vậy, Trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng BHYT trích từ quỹ ngân sách của Nhà nước. Theo đó, phụ huynh không phải đóng BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi.

BHYT trẻ em dưới 6 tuổi được nhà nước chi trả, phụ huynh không phải đóng tiền để mua BHYT.
BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi – Ảnh minh họa

Khi đi khám, gia đình mang theo BHYT của trẻ để nhận được mức hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp chưa có thẻ BHYT, căn cứ Khoản 2, Điều 8, Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC năm 2014, quy định về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT như sau:

“Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp không xuất trình thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.”

(Theo Khoản 2, Điều 8, Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC năm 2014).

Như vậy, khi chưa có thẻ BHYT, gia đình xuất giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh. Trong trường hợp ngay sau khi sinh phải điều trị bệnh mà chưa có giấy chứng sinh, cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án và phải chịu trách nhiệm cho vấn đề xảy ra sau này.

INFOGRAPHIC >> Mức hưởng BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi năm 2021 mà cha mẹ cần biết

Khám chữa bệnh đối với bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi

Do một số vấn đề khách quan, gia đình khám chữa bệnh cho con tại nơi không đăng ký BHYT (tức trái tuyến). Vậy, trẻ em dưới 6 tuổi khám trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Trẻ dưới 6 tuổi có BHYT khám trái tuyến

Căn cứ vào Điểm b, Khoản 1, Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP năm 2018, quy định: Trẻ em dưới 6 tuổi chữa bệnh đúng tuyến được hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh không giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.

Trong trường hợp trái tuyến, dựa vào Khoản 3, Điều 22, Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định như sau:

“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”

(Theo Khoản 3, Điều 22 Luật bảo hiểm y tế năm 2014)

Theo đó, khi trẻ em dưới 6 tuổi đi khám trái tuyến sẽ được hưởng mức BHYT như sau:

  • 40% khi khám chữa bệnh tại tuyến trung ương.
  • 60% khi khám chữa bệnh tại tuyến tỉnh.
  • 100% khi khám chữa bệnh tại tuyến huyện.

Đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi

Đối với những thẻ BHYT rách, nát, hỏng; thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu; thông tin ghi trong thẻ không đúng (theo Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008) là các trường hợp phải đổi thẻ BHYT. 

Đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Hướng dẫn đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi- Ảnh minh họa

Để đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi, gia đình thực hiện trình tự như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ Khoản 2, Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, khi trẻ dưới 6 tuổi đổi BHYT cần chuẩn bị giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia BHYT.
  • Thẻ BHYT.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Để nộp hồ sơ, cha mẹ nộp tất cả các giấy tờ trên lên BHXH cơ quan cấp huyện – nơi cấp BHYT cho con để làm thủ tục cấp lại thẻ.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

  • Trong thời gian 7 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH cấp huyện tiến hành cấp lại thẻ theo yêu cầu của công dân.
  • Khi chờ đổi thẻ, trẻ dưới 6 tuổi vẫn được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế.

Lưu ý: Đổi thẻ BHYT không mất phí.

Kết luận

Như vậy, bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi thuộc đối tượng do ngân sách Nhà nước đóng nên được hưởng 100% bảo hiểm (đúng tuyến). Bên cạnh đó, việc khám chữa bệnh khi chưa có BHYT hoặc đổi BHYT không đem lại khó khăn cho gia đình. Bài viết trên đây mong đem lại thông tin hữu ích cho quý bạn đọc!

TIN LIÊN QUAN

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*