Mẫu hợp đồng thử việc là văn bản có sẵn giúp cho người lao động và người sử dụng lao động dễ dàng hơn trong việc ký kết hợp đồng lao động mà không phải băn khoăn suy nghĩ về các mục cần phải có trong hợp đồng. Vậy, mẫu hợp đồng nào chính xác? được điền ra sao? Để trả lời cho câu hỏi này hãy cùng mình tìm hiểu nó trong bài viết nhé!
Mẫu hợp đồng thử việc chuẩn nhất năm 2021
Mẫu hợp đồng thử việc
Xem thêm >> Chi tiết mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc cho Doanh nghiệp
Những nội dung cần phải có theo quy định của Nhà nước
Căn cứ vào Điều 24 BLLĐ năm 2019 quy định về nội dung chủ yếu trong hợp đồng lao động thử việc gồm có:
+ Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
+ Công việc và địa điểm làm việc;
+ Thời gian thử việc;
+Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
+Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
(Theo Điều 24 BLLĐ năm 2019)
Theo đó, các mục này bắt buộc phải có trong bản hợp đồng thử việc của các doanh nghiệp/tổ chức để đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật giữa hai bên. Đặc biệt người lao động cần phải chú ý tới quyền, nghĩa vụ của mình để thực hiện tốt nhất công việc trong thời gian thử việc cùng với đó là các chính sách mà bản thân được hưởng.
Hướng dẫn điền các mục chi tiết và chính xác nhất
Hướng dẫn điền hợp đồng
Mẫu hợp đồng trên được điền như sau:
(1) Ghi chính xác tên công ty, cơ quan, tổ chức theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập công ty, cơ quan, tổ chức ấy.
(2) Ghi rõ họ và tên người đại diện của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
Trường hợp được ủy quyền phải nêu cụ thể theo Giấy ủy quyền.
(3) Ghi cụ thể địa chỉ số, đường/phố. quận/huyện, tỉnh/thành phố của công ty (theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập).
(4) Ghi rõ và chính xác họ và tên của người lao động thực hiện ký kết hợp đồng thử việc.
(5) Ghi chính xác trình độ cao nhất của người lao động: 12/12, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ,…
(6) Chuyên ngành được ghi theo trình độ cao nhất của người lao động. Trong trường hợp trình độ của người lao động là 12/12, người lao động không phải ghi mục này.
(7) Tùy vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc đó nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc với thời gian như sau:
- Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên thử việc không được quá 60 ngày.
- Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ thử việc không quá 30 ngày.
- Các công việc khác thử việc không quá 6 ngày.
(8) Người lao động ghi rõ ngày, tháng, năm bắt đầu thử việc.
(9) Người lao động ghi rõ ngày, tháng, năm kết thúc công việc.
(10) Ghi rõ và chính xác địa điểm làm việc của người lao động.
(11) Ghi rõ tên phòng/ban/bộ phận người lao động thử việc. Trong trường hợp người lao động làm nhiều công việc thì chỉ ghi bộ phận làm việc chính.
(12) Các chức danh được ghi phù hợp với vị trí hai bên thỏa thuận:: tạp vụ, nhân viên, chuyên viên, phó phòng, trưởng phòng,…
(13) Ghi chi tiết họ tên của Trưởng phòng, ban, bộ phận, người quản lý trực tiếp, người giám sát liên quan trực tiếp tới quá trình thử việc của người lao động.
(14) Theo BLLĐ năm 2019:
- Thời gian làm việc không quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần đối với các công việc bình thường.
- Thời giờ làm việc không quá 6 giờ/ngày đối với những công việc đặc biệt nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc.
(15) Thời giờ nghỉ ngơi:
- Nghỉ trong giờ làm việc: dựa vào quy chế của công ty, tổ chức, doanh nghiệp.
- Nghỉ hàng tuần tùy theo quy chế của công ty nhưng phải đảm bảo thời gian sau:
- Trong trường hợp người lao động làm theo ca thì được nghỉ ít nhất 12 giờ khi chuyển sang ca tiếp theo.
- Trong mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Đối với các trường hợp đặc biệt khác không thể nghỉ hàng tuần, người lao động được nghỉ bình quân ít nhất 04 ngày/tháng.
- Người lao động có thể nghỉ vào các ngày cố định khác trong tuần nhưng phải được hai bên thống nhất và được ghi trong hợp đồng lao động thử việc.
- Nghỉ ngày lễ: theo quy định của pháp luật.
(16) Mức lương thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng phải bằng ít nhất 85% lương chính của công việc đó.
(17) Người sử dụng lao động có thể trả bằng 2 hình thức: tiền mặt hoặc chuyển khoản.
(18), (19) Tùy thuộc vào quy chế của công ty, tổ chức, doanh nghiệp.
Các vấn đề cần lưu ý khi điền hợp đồng thử việc
- Hai bên người lao động và người sử dụng lao động phải ghi rõ, chính xác các thông tin được đề cập trong bản hợp đồng.
- Điền các thông tin chính xác, rõ ràng tương đương với các mục, tránh điền thông tin sai lệch so với các mục yêu cầu.
- Đọc kỹ bản hợp đồng trước khi điền, ký nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ giữa hai bên liên quan.
Xem thêm >> Có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc không? Người lao động cần lưu ý
Như vậy, mẫu hợp đồng thử việc là giấy tờ không thể thiếu trong quá trình ký kết lao động giữa người lao động và các công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc lựa chọn mẫu hợp đồng nào cho đúng, chính xác và điền thông tin trong hợp đồng làm sao cho đúng là điều cần thiết nhất giữa hai bên liên quan. Trên đây là thông tin về mẫu hợp đồng lao động mong đem lại sự hữu ích cho quý bạn đọc!
TIN LIÊN QUAN
- KPI là gì? Vai trò của KPI trong doanh nghiệp
- Địa chỉ trung tâm Bảo hiểm thất nghiệp thành phố Thủ Đức ở đâu?
- Người lao động bị tạm dừng nhận trợ cấp thất nghiệp khi nào?
- Điều kiện để rút bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Những điều bạn cần chú ý
- Người tham gia rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu?
- 3 cách tìm mã số thuế cá nhân bằng số cmnd nhanh nhất
Để lại một phản hồi