Người dân khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế tương ứng với một mã thẻ BHYT duy nhất làm căn cứ để Quỹ BHYT thanh toán các chi phí, điều trị, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế có liên kết với BHYT. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 32 trường hợp được cấp thẻ BHYT miễn phí năm 2021.
Những trường hợp được cấp thẻ BHYT miễn phí
Căn cứ theo các quy định tại:
- Điều 2, Nghị định 70/2015/NĐ-CP
- Điều 2, Điều 3 và Điều 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Điều 7, Nghị định 79/2020/NĐ-CP
- Điều 5, Nghị định 20/2021/NĐ-CP
Từ ngày 01/07/2021 sẽ có 32 nhóm đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí bao gồm:
Nhóm đối tượng do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
(1) – Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
(2) – Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.
(3) – Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
(4) – Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
(5) – Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
(6) – Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng
(7) – Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu (theo Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP).
(8) – Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
(9) – Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
(10) – Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
(11) – Cựu chiến binh theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 146.
(12) – Người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 146.
(13) – Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
(14) – Trẻ em dưới 6 tuổi. >> Xem chi tiết
(15) – Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
(16) – Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác theo khoản 9 Điều 3 Nghị định 146.
(17) – Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc họ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở.
(18) – Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
(19) – Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng thuộc trường hợp (18), theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị định 146.
(20) – Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 146.
(21) – Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.
(22) – Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
(23) – Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình, bao gồm: Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Người phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
(24) – Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về BHXH.
Nhóm đối tượng do người sử dụng lao động đóng
(25) – Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146.
(26) – Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146.
(27) – Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146.
Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
(28) – Người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết này.
Đối tượng thuộc khoản 5 Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP
(29) – Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng bảo hiểm y tế.
Nhóm đối tượng bảo trợ xã hội bổ sung thêm theo Nghị định 20
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đã bổ sung thêm một số đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Theo đó, có 3 nhóm đối tượng đươc bổ sung thêm đó là:
(30) – Người cao tuổi từ đủ 75 – 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo:
- Không thuộc trường hợp không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Đang sống tại địa bàn các xã, thôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
(31) – Trẻ em dưới 03 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đặc biệt khó khăn và không thuộc các trường hợp:
- Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng do bị bỏ rơi mà chưa có người nhận làm con nuôi; mồ côi cả cha và mẹ hoặc cả cha, mẹ đều bị tuyên bố mất tịch…
- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
- Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng.
(32) – Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng (tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp xã hội hàng tháng).
Lưu ý: Trong trường hợp đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ BHYT miễn phí mà thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ BHYT thì chỉ được cấp một thẻ BHYT có quyền lợi cao nhất.
Infographic >> Hướng dẫn thủ tục đổi thẻ BHYT để được mức hưởng cao hơn >> Xem chi tiết
Kết luận
Như vậy, trong bài viết trên đây lambaohiem đã gửi đến bạn đọc 32 đối tượng được mua/ cấp thẻ BHYT miễn phí. Toàn bộ chi phí sẽ do Nhà nước hỗ trợ chi trả nhằm hỗ trợ những đối tượng khó khăn trong xã hội có cơ hội được thăm khám và điều trị bệnh tật hưởng bảo hiểm y tế. Đây cũng là chính sách an sinh nhân văn được nhiều quốc gia phát triển áp dụng.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.
TIN TỨC BHYT
- Cách tra cứu bảo hiểm y tế trên điện thoại qua ứng dụng VssID
- Người tham gia bảo hiểm y tế mất quyền lợi 5 năm liên tục khi nào?
- Theo quy định Bảo hiểm y tế chi trả những gì?
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ sơ sinh
- Quên mã thẻ bảo hiểm y tế phải làm sao?
- Mua bảo hiểm y tế bao lâu thì nhận được thẻ BHYT
Để lại một phản hồi