Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc được hiểu là các khoản tiền tính đóng BHXH như tiền lương, phụ cấp lương và các khoản khác. Theo quy định của pháp luật, tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc quy định mức tối thiểu và tối đa cho người tham gia. Cùng Lambaohiem tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Xác định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ
Nhiều người tham gia vẫn chưa xác định được các khoản cần phải đóng BHXH bắt buộc. Vậy, một số thông tin dưới đây sẽ giúp người lao động và người sử dụng lao động có thêm thông tin về vấn đề trên.
Xem thêm >> Bảo hiểm xã hội là gì?
Các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc
Căn cứ Khoản 2, Điều 89, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc gồm những khoản tiền sao đây:
- Mức tiền lương theo công việc hoặc chức danh;
- Mức phụ cấp lương theo sự thỏa thuận của hai bên như: các khoản phụ cấp lương cho sinh hoạt, công việc phức tạp, điều kiện lao động,…
- Một số khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc
Dựa trên Khoản 2, Điều 6, Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 quy định thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản sau:
- Tiền thưởng;
- Tiền thưởng sáng kiến;
- Tiền ăn giữa ca;
- Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
- Hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết, người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo pháp luật
Đối với tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, người lao động phải đóng mức tối thiểu và tối đa là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu mức đóng dưới đây.
Chi tiết tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu
Dựa theo Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 6, Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 quy định mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu như sau:
- Công việc hoặc chức danh mà người lao động đảm nhiệm yêu cầu phải qua đào tạo, học nghề (bao gồm cả lao động do doanh nghiệp tự tay đào tạo) thì mức đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
- Công việc hoặc chức danh của người lao động có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức đóng BHXH bắt buộc tối thiểu là 5%;
- Công việc hoặc chức danh của người lao động có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức đóng BHXH bắt buộc tối thiểu là 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Chi tiết tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa
Căn cứ Khoản 3, Điều 6, Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 quy định mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương cơ sở theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ là 1,49 triệu đồng/tháng. Như vậy, mức lương tháng đóng BHXH tối đa là:
Mức đóng BHXH bắt buộc = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 là bao nhiêu?
Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 96, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ.
Bên cạnh đó, căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 103, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ.
Theo đó, kể từ ngày 01/01/2021 theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2019 thì mức lương tối thiểu vùng được giữ nguyên.
Sau đây là bảng chi tiết về mức lương tối thiểu của từng vùng:
Để xác định các vùng nhằm áp dụng chính xác mức lương tối thiểu, người lao động và doanh nghiệp có thể dựa vào liệt kê dưới đây căn cứ Nghị định 90/2019/NĐ-CP:
(1) Vùng I, gồm các địa bàn:
- Các quận/huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc TP. Hà Nội;
- Các quận/huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc TP. Hải Phòng;
- Các quận/huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc TP. Hồ Chí Minh…
(2) Vùng II, gồm các địa bàn:
- Các huyện còn lại thuộc TP. Hà Nội;
- Các huyện còn lại thuộc TP. Hải Phòng;
- TP. Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
- TP. Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Các TP. Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- TP. Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các TP. Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các TP. Thái Nguyên, Sông Công và thị xã Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- TP. Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
- TP. Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
- TP. Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
- TP. Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
- TP. Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Các TP. Hội An, Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Các quận, huyện thuộc TP. Đà Nẵng;
- Các TP. Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các TP. Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- TP. Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Huyện Cần Giờ thuộc TP. Hồ Chí Minh…
(3) Vùng III, gồm các địa bàn:
- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
- Các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
- Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Các thị xã Quảng Yên, Đông Triều và huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các huyện Bảo Thắng, Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định;
- Các huyện Duy Tiên, Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;
- Thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An;
- Các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình…
(4) Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại.
Kết luận
Như vậy, tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc được quy định chi tiết theo từng văn bản cụ thể. Người lao động và doanh nghiệp theo dõi nội dung trên của bài viết để hiểu hơn về tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc, lương theo từng vùng và phân vùng. Bài viết trên đây mong đem lại thông tin hữu ích cho quý bạn đọc!
TIN LIÊN QUAN
- Người tham gia rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu?
- Người lao động mất sổ có được rút BHXH một lần không?
- Đang đi làm có được rút bảo hiểm xã hội một lần không?
- Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
- Lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?
- Đăng ký nhận lương hưu và tiền trợ cấp bảo hiểm qua thẻ ngân hàng
Để lại một phản hồi