Phương thức đóng BHXH- Có được thay đổi phương thức đóng?

Phương thức đóng BHXH tự nguyện và bắt buộc cho người tham gia hiện nay được quy định như thế nào? Nhiều người lao động vẫn còn phân vân giữa các phương thức đóng giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Vậy, các phương thức đóng của 02 loại bảo hiểm này được quy định ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Một số phương thức đóng bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc có những phương thức đóng khác nhau được quy định tại bộ luật liên quan.

Phương thức đóng BHXH tự nguyện

Căn cứ Khoản 2, Điều 87, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định phương thức đóng BHXH tự nguyện như sau:

  • Đóng hằng tháng;
  • Đóng 03 tháng một lần;
  • Đóng 06 tháng một lần;
Phương thức đóng BHXH tự nguyện như thế nào?
  • Đóng 12 tháng một lần;
  • Đóng một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định của pháp luật.

Phương thức đóng BHXH bắt buộc

Điểm b, Khoản 2, Điều 85, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định phương thức đóng BHXH bắt buộc gồm:

  • Đóng 03 tháng một lần;
  • Đóng 06 tháng một lần;
  • Đóng 12 tháng một lần;
  • Đóng trước một lần theo thời hạn được quy định trong hợp đồng đối với trường hợp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

Trong trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì đóng BHXH cho cơ quan BHXH nơi cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài.

Đối với trường hợp người lao động đóng BHXH bắt buộc cho doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi lao động ở nước ngoài thì các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu và nộp BHXH bắt buộc cho người lao động. Đồng thời, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp ấy đăng ký phương thức đóng cho cơ quan BHXH.

Đối với trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới tại nước tiếp nhận lao động thì người lao động thực hiện đóng BHXH theo cách cách ở trên hoặc truy nộp cho cơ quan BHXH sau khi về nước.

Có được thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện không?

Trong trường hợp người lao động muốn thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện thì phải làm thế nào? Dưới đây là một số thông tin về việc thay đổi cách cách đóng BHXH tự nguyện.

Thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện

Căn cứ Điều 11, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định người tham gia BHXH tự nguyện được phép thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện trong trường hợp đã thực hiện phương thức đóng được chọn trước đó.

Ngoài ra, theo Điều 13, Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ thay đổi các cách đóng BHXH tự nguyện bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Tờ khai bảo hiểm xã hội – Mẫu TK1-TS.
Thay đổi phương thức đóng BHXH tự nguyện

Người tham gia BHXH nộp hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ trên cho Cơ quan bảo hiểm xã hội. Cơ quan BHXH giải quyết trong ngày khi nhận đủ bộ hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp Cơ quan BHXH không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản đồng thời nêu rõ lý do.

Có thể mua BHXH tự nguyện ở đâu?

Căn cứ Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 3, Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định việc thu tiền đóng BHXH tự nguyện, thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHT được thực hiện trên địa bàn huyện nơi người muốn tham gia cư trú.

Bên cạnh đó, Điều 13, Quyết định số 1599/QĐ-BHXH quy định về trách nhiệm của đại lý thu BHXH như sau:

1. Hằng tháng, tuyên truyền, vận động thành viên hộ gia đình tham gia BHXH, BHYT. Hướng dẫn người tham gia kê khai, thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu thông tin và tiếp nhận giấy tờ có liên quan đảm bảo đầy đủ, chính xác.

2. Thu tiền đóng, phí cấp lại, đổi thẻ (nếu có) của người tham gia BHXH, BHYT, viết biên lai thu tiền trả cho người tham gia theo quy định. Hằng ngày, nộp hồ sơ và tiền đóng, phí cấp lại, đổi thẻ (nếu có) của người tham gia BHXH, BHYT cho cơ quan BHXH theo hình thức quy định tại Điều 8…

(Theo Quyết định số 1599/QĐ-BHXH)

Dựa trên các điều khoản trên, người lao động có thể đến các địa điểm sau để tiến hành đăng ký tham gia, mua BHXH tự nguyện:

1- Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người tham gia đang cư trú, thường trú hoặc tạm trú;

2- Điểm thu, đại lý thu bảo hiểm xã hội trên đại bàn của người tham gia.

Theo đó, người lao động muốn tham gia BHXH tự nguyện thì đến các địa điểm trên để tiến hành tham gia, mua BHXH tự nguyện. Các địa điểm có lợi ở chỗ nằm trên địa bàn mà bản thân sinh sống vì thế việc di chuyển và chuẩn bị các loại giấy tờ cũng trở nên dễ dàng hơn.

Xem thêm

Kết luận

Phương thức đóng BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc cho người lao động và người sử dụng lao động được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật. Mỗi chế độ BHXH đều có các các cách đóng BHXH khác nhau đáp ứng nhu cầu của người tham gia BHXH. Cuối cùng, Lambaohiem sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về vấn đề các cách đóng BHXH.

TIN LIÊN QUAN

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*