Người già là đối tượng chiếm một phần trăm không nhỏ trong xã hội hiện nay. Đi kèm với đó là tình trạng người cao tuổi thường dễ mắc bệnh và ốm đau. Do đó việc mua bảo hiểm y tế cho người già là việc làm cần thiết giúp giảm bớt chi phí khám chữa bệnh khi không may có biến cố. Để làm rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Sơ lược về chế độ của bảo hiểm y tế
Giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về bảo hiểm y tế. Dưới đây là khái niệm:
Căn cứ Điều 2, Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH quy định:
Bảo hiểm y tế (viết tắt BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. – Nguồn eBH
Có 2 chế độ BHYT hiện nay là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Do đó để xét mức hưởng/ quyền lợi của người cao tuổi khi khám chữa bệnh có thẻ BHYT còn tùy thuộc vào chế độ BHYT mà người đó tham gia. Cụ thể đối tượng mua thẻ BHYT băt buộc gồm 6 nhóm:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;
- Nhóm do cơ quan BHXH đóng;
- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;
- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
- Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình;
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
(căn cứ theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP )
Các đối tượng không thuộc 6 nhóm kể trên có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
Người cao tuổi khi khám chữa bệnh được BHYT chi trả như thế nào?
Trong bộ luật y tế không quy định cụ thể về quyền lợi mà người cao tưởi được hưởng tuy nhiên xét theo các mức hưởng quyền lợi dưới đây người cao tuổi có thể căn cứ theo tình trạng cụ thể để biết được quyền lợi của được hưởng. Cụ thể.
Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến
Căn cứ pháp lý tại Điều 22, Luật BHYT số 01/VBHN-VPQH
100% chi phí khám, chữa bệnh đối với các đối tượng:
- a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ;
- b) Sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân;
- c) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- d) Học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
- đ) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh
- e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
- g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
- h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
- i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
- j) Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám, chữa bệnh tại tuyến xã;
- k) Người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến.
95% chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
- Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ người được BHYT chi trả 100% chi phí;
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
80% chi phí nếu là các đối tượng khác
Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến
- 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;
- 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh;
- 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.
- Riêng người sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến.
Như vậy khi tham gia bảo hiểm y tế người cao tuổi xét theo các tiêu chí kể trên đều ít nhiều sẽ được bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh 1 phần hoặc toàn phần tối thiểu là 40% chi phí điều trị.
Để giúp bạn đọc có thể dễ dàng liên tưởng sau đây là một tình huống cụ thể để bạn đọc tham khảo:
Người hỏi: Phạm Mai Lan/ Phú Thọ
“Cho tôi hỏi nội dung như sau: Ông tôi là thương binh đã mất năm 2004. Bà tôi không có lương hưu. Vì vậy từ khi ông tôi mất, hằng tháng bà tôi được hưởng chế độ tuất của ông tôi. Năm nay bà tôi 85 tuổi. Vậy bà tôi có được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí hằng năm không?
Nếu có thì chế độ được hưởng đối với loại thẻ bảo hiểm này như thế nào?
Tôi xin cảm ơn.“
Căn cứ Điểm b, Khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế: “Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng”.
Điểu 17 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: “Danh sách tham gia BHYT của các đối tượng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Luật này do UBND cấp xã lập theo hộ gia đình”.
Căn cứ theo các quy định trên, trường hợp bà của bạn trên 80 tuổi sẽ được cơ quan BHXH đóng BHYT và UBND cấp xã lập danh sách tham gia BHYT. Gia đình nên liên hệ với UBND cấp xã nơi cư trú của Bà để được hỗ trợ giải quyết. – Nguồn: phutho.gov.vn
Kết luận
Như vậy bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về chế độ bảo hiểm y tế cho người già. Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc có thể có thêm những thông tin hữu ích nhất trong việc quyết định mua bảo hiểm y tế cho những người cao tuổi trong gia đình hay không?.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.
TIN LIÊN QUAN
- Cách tra cứu bảo hiểm y tế trên điện thoại qua ứng dụng VssID
- Người tham gia bảo hiểm y tế mất quyền lợi 5 năm liên tục khi nào?
- Theo quy định Bảo hiểm y tế chi trả những gì?
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ sơ sinh
- Quên mã thẻ bảo hiểm y tế phải làm sao?
- Mua bảo hiểm y tế bao lâu thì nhận được thẻ BHYT
Để lại một phản hồi