Người dân cần biết những gì về chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện?

Người dân cần biết những gì về chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện?

Bảo hiểm y tế tự nguyện là loại hình bảo hiểm y tế được đóng góp dựa trên cơ sở tham gia tự nguyện của người dân. Quyền lợi của người dân khi tham gia chế độ này là người dân sẽ được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì?

Hiện tại không có quy định cụ thể về chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện. Tuy nhiên bạn đọc có thể căn cứ theo định nghĩa về bảo hiểm y tế như sau:

Theo quy định tại luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014:

“Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”

Điều kiện mua bảo hiểm y tế tự nguyện

Mọi công dân đều có quyền mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ những trường hợp đang tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.

Cách mua bảo hiểm y tế tự nguyện

Điều kiện mua bảo hiểm y tế tự nguyện là gì?
Tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình

Bảo hiểm y tế tự nguyện hiện nay được mua theo hình thức hộ gia đình, nghĩa là một thành viên trong gia đình khi muốn mua bảo hiểm y tế thì mọi thành viên trong gia đình cũng phải mua (không áp dụng đối với những người đã có bảo hiểm y tế bắt buộc).

Quyền lợi của bảo hiểm y tế tự nguyện

Căn cứ theo thông tư liên tịch 06/2007 quy định về Quyền lợi của ng­ười tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Theo đó

✅ Người tham gia BHYT tự nguyện được cấp thẻ bảo hiểm y tế để KCB và được hưởng quyền lợi theo quy định tại Thông tư này, cụ thể:

Thẻ BHYT có giá trị sử dụng và được hưởng các quyền lợi theo quy định sau ba mươi ngày, kể từ ngày đóng BHYT đối với các trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia lại sau một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì, trừ các trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, chăm sóc thai sản, sinh đẻ, sử dụng các thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế theo quy định sau:

  • Thẻ BHYT có giá trị sử dụng và được hưởng các quyền lợi khi sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn sau một trăm tám mươi ngày kể từ ngày đóng BHYT đối với trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia lại sau một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì.
  • Thẻ BHYT có giá trị sử dụng và được hưởng các quyền lợi về chăm sóc thai sản, sinh đẻ sau hai trăm bảy mươi ngày kể từ ngày đóng BHYT đối với các trường hợp tham gia BHYT tự nguyện lần đầu hoặc tham gia lại sau một thời gian gián đoạn vì bất kỳ lý do gì.
  • Ng­ười bệnh có thẻ BHYT có thời gian tham gia liên tục đủ 36 tháng, từ tháng thứ 37 trở đi, khi sử dụng các thuốc điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục quy định của Bộ Y tế nhưng được phép lưu hành tại Việt Nam thì được cơ quan BHXH thanh toán 50% chi phí của các thuốc này.

Thẻ BHYT có giá trị sử dụng liên tục khi đóng BHYT theo quy định.

✅ Ngư­ời có thẻ BHYT khi KCB ngoại trú, nội trú tại các cơ sở KCB công lập và ngoài công lập (sau đây viết tắt là cơ sở KCB BHYT) được cơ quan BHXH thanh toán chi phí khi sử dụng các dịch vụ sau:

  • Khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng trong thời gian điều trị tại cơ sở KCB (theo danh mục do Bộ Y tế quy định);
  • Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng;
  • Thuốc, dịch truyền theo danh mục do Bộ Y tế quy định;
  • Máu và các chế phẩm của máu;
  • Các phẫu thuật, thủ thuật;
  • Chăm sóc thai sản và sinh đẻ;
  • Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh.

✅ Người tham gia BHYT tự nguyện khi KCB tại nơi đăng ký KCB ban đầu và ở cơ sở KCB khác theo giới thiệu chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và trong các trường hợp cấp cứu tại các cơ sở KCB BHYT, được cơ quan BHXH thanh toán chi phí sử dụng các dịch vụ quy định tại điểm b, khoản 1 mục này theo giá viện phí hiện hành của nhà nước, cụ thể:

Khám, chữa bệnh ngoại trú:

  • Được thanh toán 100% chi phí khi có chi phí dưới 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng) cho một đợtkhám, chữa bệnh ngoại trú;
  • Được thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh ngoại trú khi có chi phí từ 100.000 đồng (một trăm nghìn đồng) trở lên; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB.

Khám, chữa bệnh nội trú:

Được thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh nội trú; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB.

chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện
Hình ảnh minh họa – nguồn internet

✅ Trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn (theo danh mục do Bộ Y tế ban hành sau khi thống nhất với Bộ Tài chính), được cơ quan BHXH thanh toán 80% chi phí nhưng không quá 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật đó; phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở KCB.

✅ Ng­ười tham gia BHYT tự nguyện khi KCB theo yêu cầu riêng, KCB tại cơ sở y tế không ký hợp đồng KCB BHYT, KCB ở nước ngoài, được cơ quan BHXH thanh toán theo chi phí thực tế theo tỷ lệ quy định tại điểm c và d của khoản này nhưng không vượt quá mức quy định tại Phụ lục của Thông tư này. 6. Đối với học sinh, sinh viên: Khi tham gia BHYT tự nguyện, ngoài quyền lợi KCB được hưởng theo quy định tại các điểm c và đ khoản này còn được hưởng quyền lợi về chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại y tế trường học theo quy định hiện hành. Trường hợp tử vong được trợ cấp 1.000.000 đồng (một triệu đồng).

Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện

Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP năm 2018 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:

Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

  1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
    a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
  • Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
  • Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
    b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
    c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
    d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
    đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
    e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
  • Người thứ nhất đóng tối đa bằng 4,5% mức lương cơ sở;
  • Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
  • Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, mức lương cơ sở từ 01/07/2020 là 1.490.000 đồng/tháng. Như vậy, mức đóng đối với chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện cho gia đình trong một tháng sẽ là:

  1. Người thứ nhất đóng tối đa bằng 4,5%: 72.000 đồng
  2. Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất: 50.400 đồng
  3. Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất: 43.200 đồng
  4. Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất: 36.000 đồng

Với trường hợp gia đình có từ 5 thành viên trở lên, thành viên thứ 5 trở đi sẽ đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất là 28.800 đồng

Cần lưu ý, mức đóng bảo hiểm xã hội theo hộ gia đình sẽ có sự thay đổi tùy theo mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Đăng ký tham gia chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện

Người dân thi đăng ký tham gia chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có:

  • Đơn đăng ký mua bảo hiểm y tế theo mẫu của nhà nước.
  • Các giấy tờ chứng minh quyền lợi photo bản sao (cần mang theo bản chính để đối chiếu).
  • Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú photo bản sao (lưu ý mang theo bản chính để đối chiếu).

Bảo hiểm y tế tự nguyện mua ở đâu?

Để tạo điều kiện cho người dân có thể dẽ dàng mua thẻ BHYT tự nguyện. Tùy theo nhóm đối tượng mà bạn có thể mua tại các địa điểm khác nhau cụ thể:

  • Học sinh, sinh viên thì thông qua trường học để đăng ký mua.
  • Hộ gia đình có thể mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện tại các cơ quan như UBND xã, phường, thị trấn nơi mà gia đình cư trú.
  • Người lao động làm việc tại các cơ quan tổ chức, các doanh nghiệp, mua bảo hiểm y tế trực tiếp tại các cơ quan đơn vị mà mình làm việc.
  • Người dân cũng có thể mua tại các địa chỉ, các đại lý ủy quyền bán BHYT trên địa bàn sinh sống.

Quy trình mua bảo hiểm y tế tự nguyện

Quy trình mua bảo hiểm y tế tự nguyện
Quy trình mua bảo hiểm y tế tự nguyện.

Bước 1: Khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm y tế tự nguyện thì tới đăng kí nộp bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân như: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú.

Bước 2: Hoàn thiện đầy đủ và chính xác thông tin về cá nhân vào tờ khai đăng ký mua bảo hiểm y tế tự nguyện.

Bước 3: Gửi lại tờ khai thông tin đã hoàn thiện và đóng lệ phí tham gia chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện cho cơ quan nơi đã đăng ký mua bảo hiểm.

Trong khoảng 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành đầy đủ các giấy tờ cho cơ quan bảo hiểm y tế hay đơn vị thu BHYT, khách hàng đến nhận thẻ tại nơi đã đăng ký mua bảo hiểm.

TIN TỨC BHYT

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*