Giải đáp: Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc đóng từ năm nào?

bảo hiểm thất nghiệp đóng từ bao giờ

Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc đóng từ năm nào là một trong những thông tin mà rất nhiều người lao động không biết. Thực tế bảo hiểm thất nghiệp không bắt buộc với tất cả các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội mà chỉ bắt buộc với các đối tượng được quy định cụ thể tại Luật Việc làm 2013. 

Chế độ Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Trong thời gian gần đây bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã phát huy vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người lao động mất việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, không ít người lao động không hiểu rõ tầm quan trọng của BHTN. Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Điều 3, Luật Việc làm nêu rõ:

“Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”

Bảo hiểm thất nghiệp hoạt động trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHTN, có ý nghĩa lớn trong việc hỗ trợ người lao động mất việc làm và góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Mức đóng BHTN được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 42,  Luật Việc làm quy định các chế độ bảo hiểm thất nghiệp gồm có: 

  • Trợ cấp thất nghiệp.
  • Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
  • Hỗ trợ học nghề.
  • Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Người lao động tham gia BHTN sẽ được hưởng rất nhiều các lợi ích nếu không may gặp rủi ro mất việc và không có thu nhập.

Bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc bắt đầu đóng từ năm nào?

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và đảm bảo các chính sách chế độ của BHTN được thực hiện. Quỹ BHTN được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, đồng thời bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ.

Từ 1/1/2009 bảo hiểm bắt buộc được thực hiện theo Nghị định 127/2008/NĐ-CP.

Căn cứ theo Nghị định số 19/CP ban hành ngày 16/02/1995 về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất chức năng, nhiệm vụ các bộ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Theo đó Nghị định 127/2008/NĐ-CP ban hành ngày 12/12/2008 đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về BHTN và có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2009. 

Nghị định 127/2008/NĐ-CP cũng là Nghị định có giá trị pháp lý đầu đầu tiên hướng dẫn thi hành các chính sách liên quan đến BHTN bao gồm cả việc đóng BHTN của người lao động. Như vậy bảo hiểm thất nghiệp đã bắt buộc đóng từ năm 2009.

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Trải qua nhiều thời kỳ khác nhau cùng với sự thay đổi của kinh tế xã hội, đối tượng tham gia BHTN hiện nay được điều chỉnh theo quy định tại Điều 43, Luật Việc Làm ban hành ngày 16/11/2013. Cụ thể, đối tượng tham gia BHTN gồm có: 

(1) Người lao động (NLĐ) phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp NLĐ giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì NLĐ và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN.

Lưu ý: NLĐ đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

(2) Người sử dụng lao động tham gia BHTN bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.

Như vậy, có thể thấy không phải người lao động nào cũng bắt buộc tham gia BHTN. Chỉ những NLĐ thuộc đối tượng đã nêu tại (1) mới thuộc đối tượng tham gia BHTN bắt buộc.

Trên đây là chia sẻ về bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc đóng từ năm nào, đối tượng tham gia và chế độ của bảo hiểm thất nghiệp. Chi tiết về các chế độ BHTN năm 2022 người lao động có thể truy cập vào website lambaohiem.com để nắm thông tin nhanh nhất.

TIN LIÊN QUAN

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*