Đối với người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm được coi là giấy tờ, tài liệu quan trọng hỗ trợ quá trình tra cứu thông tin và làm các hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp từ Bảo hiểm xã hội. Như vậy, nếu như mất số BHXH người lao động cần phải nhanh chóng xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội để tiếp tục tham gia đóng BHXH và hưởng những quyền lợi mà bảo hiểm xã hội mang lại.
Trường hợp được xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 46 Quyết định 595 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quy định 3 trường hợp người tham gia đóng Bảo hiểm xã hội được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội gồm có:
- Cấp lại Sổ Bảo hiểm xã hội (bao gồm bìa và tờ rời) trong các trường hợp người lao động bị mất, hỏng sổ, gộp sổ thay đổi số sổ, họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện chưa hưởng.
- Cấp lại bìa sổ Bảo hiểm xã hội trong các trường hợp bị sai thông tin giới tính, quốc tịch.
- Cấp lại tờ rời Sổ Bảo hiểm xã hội các trường hợp: mất sổ, hỏng sổ.
Người lao động có nhu cầu xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội thuộc một trong các trường hợp kể trên có thể đến các cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú đề làm thủ tục xin cấp lại sổ BHXH theo đúng quy định.
Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội được quy định chi tiết tại Điều 27 và Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Theo đó căn cứ theo trường hợp mà người tham gia bảo hiểm xã hội có nhu cầu cấp lại sổ mà chuẩn bị hồ sơ tương ứng.
Trường hợp mất, hỏng sổ BHXH
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Thay đổi thông tin và điều chỉnh nội dung sổ BHXH
Thông tin cần thay đổi như họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; hoặc điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH. Hồ sơ gồm:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01) nếu là người tham gia.
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) nếu là đơn vị tham gia.
Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS); kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01).
Cấp lại, đổi thẻ BHYT
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
- Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03. Trong trường hợp NLĐ được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) nếu là đơn vị tham gia
Thời gian giải quyết cấp lại sổ BHXH
- 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ.
- 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH.
- 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc.
Như vậy trong bài viết trên đây lambaohiem.com đã gửi đến bạn đọc những thông tin cần thiết nhất khi người lao động có nhu cầu xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.
BẠN ĐỌC QUAN TÂM
- Người tham gia rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu?
- Người lao động mất sổ có được rút BHXH một lần không?
- Đang đi làm có được rút bảo hiểm xã hội một lần không?
- Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
- Lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?
- Đăng ký nhận lương hưu và tiền trợ cấp bảo hiểm qua thẻ ngân hàng
Để lại một phản hồi