Mức phạt khi người lao động thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội 

Người lao động thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội với người sử dụng lao động là hành vi vi phạm định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội. Trường hợp bị phát hiện không chỉ người sử dụng lao động mà người lao động đều sẽ bị phạt. 

Quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 

Bảo hiểm xã hội mang đến cho người lao động rất nhiều lợi ích, là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.  

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm người lao động trong các trường hợp sau:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn;
  • Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng
  • Cán bộ, công chức, viên chức; 
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã/phường/thị trấn;
  • Sĩ quan, quân nhân, người làm công tác cơ yếu, công an, học viên quân đội/công an/cơ yếu… 
  • Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

Mức phạt khi người lao động thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc mà thỏa thuận với người sử dụng lao động không đóng BHXH sẽ bị phạt hành chính. 

Phạt tiền đối với người lao động có hành vi thỏa thuận không đóng BHXH.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận không đóng BHXH.

Mức phạt thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động 

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 38, Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nêu rõ:

“Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định”

Người lao động sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu bị cơ quan chức năng phát hiện có hành vi thỏa thuận không đóng BHXH với người sử dụng lao động. Ngoài việc bị phạt hành chính người lao động sẽ mất đi rất nhiều lợi ích như: không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, chế độ tai nạn bệnh nghề nghiệp hay các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chế độ hưu trí.

Mức phạt không đóng BHXH đối với người sử dụng lao động 

Không chỉ người lao động bị phạt mà người sử dụng lao động cũng sẽ bị phạt nếu phát hiện việc không đóng BHXH cho người lao động. Cụ thể theo Khoản 4, Điều Điều 38, Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định:

  • Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động có hành vi đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.

Bên cạnh đó tại Khoản 4, Điều Điều 38, Nghị định 143/2018/NĐ-CP cũng quy định:

  • Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lưu ý: Số tiền phạt tối đa đối với người sử dụng lao động trong các trường hợp nêu trên không quá 75.000.000 đồng. 

Như vậy mức phạt khi người lao động thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội  chỉ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tuy nhiên lợi ích mất đi từ chế độ BHXH là rất lớn. Người lao động lưu ý không thỏa hiệp với bất kỳ đề nghị không đóng BHXH nào của người sử dụng lao động để bảo vệ lợi ích của mình.

Làm bảo hiểm hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang lại cho độc giả những thông tin hữu ích

TIN LIÊN QUAN

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*