Có những loại hình bảo hiểm xã hội nào? 2 hình thức tham gia BHXH

Loại hình bảo hiểm xã hội gồm có 02 loại đó là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mỗi loại bảo hiểm xã hội đều có chức năng, chế độ riêng. Vậy, thế nào là BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc? Chế độ cho người tham gia có gì khác nhau? Phương thức tham gia như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chế độ an sinh hữu ích cho người lao động. Đây là “tấm chắn” bảo vệ người lao động trong các trường hợp rủi ro khi tham gia sản xuất, phát triển kinh tế cho đất nước.

Định nghĩa bảo hiểm xã hội tự nguyện

Căn cứ Khoản 3, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định BHXH tự nguyện là loại hình BHXH được Nhà nước tổ thức. Đối với BHXH tự nguyện, người tham gia được lựa chọn mức đống phù hợp với thu nhập của bản thân mình. Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Theo đó, lợi ích của BHXH tự nguyện đem lại là rất lớn. Bên cạnh đó, đây là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức thực hiện nên người lao động yên tâm khi tham gia loại BHXH tự nguyện này.

Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện đem lại cho người tham gia

Dựa trên Khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng các chế độ sau:

  • Chế độ hưu trí: là chế độ lương hưu khi về già. BHXH tự nguyện sẽ tiến hành chi trả lương hưu cho người tham gia khi hết tuổi lao động.
Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện đem lại cho người lao động
Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện đem lại cho người lao động
  • Chế độ tử tuất: là chế độ BHXH bù đắp phần thu nhập cho người lao động để đảm bảo cuộc sống cho người thân họ trong trường hợp người lao động không may gặp các vấn đề trong quan hệ lao động hoặc đang hưởng BHXH thì bị chết.

Đây là 02 chế độ mà loại BHXH tự nguyện mang lại cho người tham gia. Hai chế độ này nhằm đảm bảo cuộc sống cho người tham gia hoặc thân nhân của người tham gia khi gặp một số vấn đề theo pháp luật quy định.

Thông tin về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo Khoản 1, Điều 87, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, người tham gia đóng BHXH bằng 22% mức thu nhập hàng tháng. Mức đóng này thấp nhất là mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn, cao nhất là bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Đối với hỗ trợ người tham gia đóng BHXH tự nguyện của Nhà nước, tùy vào điều kiện kinh tế- xã hội, ngân sách sẽ quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ.

Phương thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXH tự nguyện linh hoạt đối với phương thức tham gia cho người lao động. Cụ thể, người lao động có thể tham gia bằng một trong các phương thức sau:

  • Tham gia hằng tháng;
  • Tham gia 03 tháng một lần;
  • Tham gia 06 tháng một lần;
  • Tham gia 12 tháng một lần;
  • Tham gia một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng.

Vậy, người lao động có thể lựa chọn các hình thức phù hợp với điều kiện của bản thân mình để tham gia BHXH tự nguyện một cách thuận tiện nhất.

Có thể bạn quan tâm >> Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Cùng với loại hình BHXH tự nguyện, BHXH bắt buộc cũng là một trong 02 loại hình BHXH thuộc quản lý của Nhà nước.

Định nghĩa bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ Khoản 2, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức. Loại hình BHXH này bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

Một số chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đem lại cho người tham gia

Theo Khoản 1, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định những chế độ cho người tham gia BHXH bắt buộc như sau:

  • Chế độ ốm đau;
  • Chế độ thai sản;
  • Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Chế độ hưu trí;
  • Chế độ tử tuất.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?

Căn cứ Điểu 85, Bộ Luật lao động 2014 quy định như sau:

  • Đóng 8% tiền lương tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với người lao động thuộc các trường hợp: người làm việc theo hợp đồng (quy định tại Điểm a và b, Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014); cán bộ, công chức, viên chức; công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật
  • Đóng 8% lương cơ sở vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với đối tượng tham gia là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  • Trong trường hợp người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì đóng 22% mức lương đối với người lao động trước khi đi nước ngoài và đã tham gia BHXH bắt buộc.
  • Trường hợp người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đóng 22% bằng 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã hưởng BHXH 1 lần.

Các mốc thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, thời gian đóng BHXH là 6 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần theo quy định pháp luật hiện hành tại Khoản 5 và 6, Điều 85, Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Kết luận

Như vậy, loại hình BHXH hiện nay có 02 loại đó là BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Đối với BHXH bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia. Đối với BHXH tự nguyện, người tham gia có nhu cầu sẽ đăng ký với cơ quan BHXH. Trên đây là một số thông tin về loại hình bảo hiểm xã hội mong đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc!

TIN LIÊN QUAN

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*