Những vấn đề người lao động cần lưu ý trong hợp đồng thử việc

người lao động cần lưu ý khi thử việc

Trước khi trở thành nhân viên chính thức cho một doanh nghiệp, người lao động ngày nay hầu hết phải ký hợp đồng thử việc (HĐTV). Loại hợp đồng này có một số điểm khác so với hợp đồng làm việc chính thức vì vậy không phải người lao động nào cũng nắm rõ được các vấn đề cần lưu ý khi ký kết hợp đồng thử việc.

Hợp đồng thử việc là gì?

Tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau: 

“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.”

Như vậy, có thể hiểu, HĐTV là văn bản do hai bên người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 24 của Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng thử việc không được ký kết đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng.

Những vấn đề cần chú ý cho người lao động về hợp đồng

Ngoài nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động, không có quy định cụ thể nào về hợp đồng lao động thử việc nhằm đảo bảo quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Chính vì vậy, để hợp pháp hóa quyền và nghĩa vụ của hai bên, người sử dụng lao động đặc biệt là người lao động cần chú ý các mục sau:

Thời gian thử việc

Thời gian thử việc và chế độ làm việc được thỏa thuận giữa hai bên người lao động và người sử dụng lao động tùy vào mức độ phức tạp của công việc mà người lao động đảm nhiệm. Tuy vậy, theo Điều 25 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:

  • Thử việc không quá 180 ngày đối với người lao động thử việc tại vị trí quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước để đầu tư vào kinh doanh, quản lý doanh nghiệp.
  • Không quá 60 ngày đối với vị trí cần trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.
  • Thử việc không quá 30 ngày đối với vị trí yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên phục vụ.
  • Và thử việc không quá 6 ngày làm việc đối với các vị trí công việc khác.

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

https://ebh.vn/tin-tuc/don-phuong-cham-dut-hop-dong-lao-dong
Người lao động thử việc có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ – ảnh eBH

Đối với người lao động trong thời gian thử việc họ rất quan tâm tới vấn đề có hay không việc phải bồi thường hợp đồng lao động khi thời gian thử việc người lao động cảm thấy công việc đó không phù hợp với mình? Và khi kết thúc hợp đồng trước thời hạn thì người lao động có phải bồi thường không?

Thực tế, điều 27 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rõ về việc kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động và người sử dụng lao động. Điều khoản đã nói rõ, người lao động sau khi kết thúc thời gian thử việc có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Điều này có nghĩa là, trong hoặc sau khi kết thúc thời gian thử việc người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải thông báo hay bồi thường. Cũng chính vì vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trong thời gian thử việc, người sử dụng lao động không cần phải trả lương cho người lao động. Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình vấn đề này người lao động cần phải nắm rõ và chú ý.

Tiền lương thử việc

BLLĐ năm 2012 và 2019 quy định tiền lương thử việc do hai bên người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhưng mức lương phải ít nhất 85%. 

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp biết rõ luật mà vẫn làm trái luật đề xuất mức lương thử việc 80% cho người lao động. Với những trường hợp này theo điểm c khoản 2 Điều 9 của Chính phủ năm 2020 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, phạt từ 2.000.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ đối với người sử dụng lao động trả lương thử việc cho người lao động dưới 85% lương của công việc đó.

Như vậy, đối với người lao động trong thời gian thử việc cần lưu ý thời gian thử việc, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và lương thử việc từ đó đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật. 

Trên đây là một số thông tin về hợp đồng thử việc hy vọng bài viết có thể đem lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích! Mọi ý kiến đóng góp hoặc câu hỏi cần giải đáp thêm bạn đọc có thể để lại lời nhắn dưới phần bình luận của bài viết này. Lambaohiem luôn sẵn sàng hỗ trợ.

TIN LIÊN QUAN

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*