Có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc không? Người lao động cần lưu ý

có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc không

Thử việc là khoảng thời gian để người lao động làm quen với công việc và môi trường làm việc mới. Vậy trong khoảng thời gian này người lao động có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc không? Quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? Mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc hay không?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động năm 2019 về thử việc như sau:

Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

Theo đó, vấn đề thử việc sẽ do các bên liên quan tự thỏa thuận và được ghi nhận trong trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc.

Trong trường hợp doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động cho rằng không cần thiết phải có thời gian thử việc thì các bên liên quan có thể ký hợp đồng lao động chính thức luôn mà không cần thời gian thử việc.

Như vậy, thử việc không phải là quy định bắt buộc mà dựa trên sự thỏa thuận của các bên.

Trong thực tế có rất nhiều trường hợp để giữ chân nhân viên hoặc chuyên viên với trình độ chuyên môn cao, người sử dụng lao động sẵn sàng ký kết ngay hợp đồng lao động để làm việc mà không cần thử việc.

P/s >> Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo mẫu hợp đồng thử việc TẠI ĐÂY

Quyền lợi khi ký hợp đồng lao động chính thức

Có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc không? - ảnh 1
Nhân viên trình độ cao có thể không cần thử việcảnh minh họa

Người lao động được ký hợp đồng lao động chính thức sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn so với khi thử việc cụ thể:

  1. Về tiền lương: Người lao động được ký hợp đồng lao động mà không cần thử việc được hưởng đủ 100% lương của công việc này trong khi đó mức lương thử việc được hưởng ít nhất là 85% >> Xem chi tiết
  2. Về chế độ nghỉ: Người lao động ký hợp đồng lao động mà không phải thử việc làm chưa đủ năm được hưởng số ngày phép năm tỷ lệ với số tháng làm việc (thử việc chỉ tính phép năm sau khi hết thời gian thử việc mà vẫn tiếp tục làm cho người sử dụng lao động).
  3. Đóng bảo hiểm xã hội: Người lao động được ký hợp đồng lao động để làm việc luôn hoặc thử việc đều được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trường hợp không được ký hợp đồng thử việc

Căn cứ tại khoản 3 Điều 24 bộ luật lao động năm 2019 quy định về trường hợp duy nhất không được phép thử việc:

Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Như vậy, nếu làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì người lao động sẽ không phải trải qua quá trình thử việc.

Xử lý vi phạm quy định về thử việc

Người sử dụng lao động vi phạm quy định về thử việc có thể bị phạt hành chính lên đến 1.000.000 VNĐ.

Căn cứ theo Điều 9. Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử lý vi phạm quy định về thử việc

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ.

Như vậy, nếu cố tình yêu cầu thử việc với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 01 tháng, người sử dụng lao động có thể bị phạt lên đến 01 triệu đồng.

Kết luận

Trong bài viết trên đây lambaohiem đã gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về vấn đề ký hợp đồng thử việc và chi tiết mức phạt vị phạm quy định về thử việc năm 2021. bạn đọc cần hỗ trợ thêm hay để lại lời nhắn dưới bài viết này hoặc truy cập website của phần mềm bảo hiểm xã hội eBH để được tư vấn – giải đáp thắc mắc.

Xem thêm >> Quy định thời gian thử việc có được đóng bảo hiểm xã hội không?

TIN LIÊN QUAN

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*