Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020

Mức đóng bảo hiểm xã hội cập nhật năm 2020

Mức đóng bảo bảo hiểm xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến mức trích nộp tiền lương của người lao động. Năm 2020 mức đóng này đã có những sự thay đổi để phù hợp hơn với tình hình kinh tế và khủng hoảng do dịch bênh Covid. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật những thay đổi mới nhất trong mức đóng BHXH để bạn đọc tiện theo dõi.

Công thức tính mức đóng bảo hiểm xã hội

Năm 2020 đánh dấu nhiều mốc thay đổi liên quan đến các chính sách và chế độ bảo hiểm xã hội. Trong đó có việc thay đổi mức đóng BHXH. Căn cứ vào Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 Công thức tính mức đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Mức đóng BHXH = Tỷ lệ đóng x Mức trích nộp từ tiền lương/tháng

Như vậy, mức đóng BHXH phụ thuộc vào 2 yếu tố là tỷ lệ đóng và mức tiền trích nộp từ lương hàng tháng đóng BHXH.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 tỷ lệ đóng Bảo hiểm năm 2020 thể hiện trong bảng sau:

Bảng tỷ lệ đóng bảo hiểm theo quy định năm 2020
Bảng tỷ lệ đóng bảo hiểm theo quy định năm 2020

Mức trích nộp đóng BHXH từ tiền lương tháng

Mức tiền lương tháng đóng BHXH buộc phải lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu vùng. Căn cứ và Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động được quy định như sau:

Người làm việc trong điều kiện bình thườngNgười đã qua học nghề, đào tạo nghềNgười đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểmNgười đã qua học nghề, đào tạo nghề làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
I4.420.0004.729.4004.965.8705.060.458
II3.920.000 4.194.4004.404.1204.488.008
III3.430.0003.670.1003.853.6053.927.007
IV3.070.0003.284.9003.449.1453.514.843
Lương tối thiểu vùng từ 1/1/2020 -30/6/2020 (đơn vị tính đồng/tháng)

Mức lương tháng đóng BHXH tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở trong đó mức lương cơ sở.

  • Khoản 2, Điều 3, Nghị định 38/2019/NĐ-CP từ 1/1/2020 mức lương cơ sở là 1,49 triệu/tháng.
  • Khoản 7, Điều 3, Nghị quyết 86/2019/QH14 từ 1/7/2020 mức lương cơ sở 1,6 triệu/tháng.

Mức lương tối thiểu vùng giữa đối tượng lao động thường và các đối tượng lao động qua đào tạo, đối tượng làm việc trong môi trường làm việc độc hại khác nhau.

Mức điều chỉnh đóng BHXH năm 2020

Căn cứ vào quy định mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở năm 2020. Mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở trong năm 2020 được điều chỉnh cao hơn năm 2019 nên mức đóng BHXH tối thiểu và mức đóng BHXH tối đa đều tăng.

Mức trích nộp đóng BHXH tối thiểu

Điều chỉnh mức đóng BHXH 2020 tối thiểu không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng được. Mức đóng BHXH sẽ được thực hiện theo bảng sau:

Mức trích nộp đóng BHXH tối thiểu
Nguồn ảnh: ebh.vn

Theo bảng trên có thể thấy người lao động ở vùng I (nơi có điều kiện kinh tế phát triển và mức sống cao) có mức đóng BHXH tối thiểu năm 2020 cao nhất. Mức đóng BHXH tối thiểu ở các vùng II, vùng III, vùng IV theo thứ tự giảm dần.

Đối với người lao động qua đào tạo và người lao động làm việc trong môi trường độc hại có mức đóng BHXH tối thiểu cao hơn các lao động bình thường khác.

Mức trích nộp đóng BHXH tối đa

Mức trích nộp tiền lương đóng BHXH tối đa không lớn hơn 20 lần mức lương cơ sở:

  • Từ 01/01/2020: Mức tiền lương trích nộp BHXH tối đa = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.
  • Từ 01/7/2020: Mức tiền lương trích nộp BHXH tối đa = 20 x 1,6 = 32 triệu đồng/tháng.

Người lao động đóng BHXH ở mức càng cao thì lợi ích được hưởng từ BHXH sẽ càng lớn. Khi đóng BHXH ở mức tối đa thì quyền lợi của người lao động được hưởng từ BHXH là cao nhất.

Kết luận

Như vậy trong bài viết trên đây chúng ta đã cùng nhua tìm hiểu về mức đóng bảo hiểm xã hội tính đến thời điểm năm 2020. Các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp là người lao động và doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động cần lưu ý các quy định để thực hiện điều chỉnh mức đóng BHXH cho người lao động sao cho phù hợp.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này.

TIN LIÊN QUAN

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*