Lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?

Nghỉ thai sản 6 tháng là chế độ đặc biệt dành cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đang được mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Vậy nghỉ hưởng thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chế độ này.

1. Đối tượng được nghỉ thai sản 6 tháng 

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì các đối tượng được nghỉ thai sản 6 tháng gồm: 

  • Lao động nữ sinh con (căn cứ theo Khoản 1, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
  • Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nếu người mẹ chết sau khi sinh, áp dụng cho trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH (Quy định tại Khoản 4,  Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
  • Cha trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi trong trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (Quy định tại Khoản 6,  Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Như vậy, không chỉ có mẹ sinh con mới được nghỉ thai sản 6 tháng mà các đối tượng bao gồm cả cha của bé và người trực tiếp nuôi dưỡng bé đều có thể được hưởng chế độ này nếu đáp ứng điều kiện theo quy định. 

2. Chế độ nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?

Theo Khoản 1, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản như sau:

“Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng”

Hiện Pháp luật không quy định cụ thể thời gian nghỉ hưởng thai sản bắt đầu khi nào. Tuy nhiên, quy định thời gian nghỉ thai sản trước khi sinh thì tối đa không quá 2 tháng (tức 8 tuần). Theo đó, người mẹ được tính nghỉ hưởng thai sản sớm nhất khi mang thai từ tuần thứ 33 trở đi (thông thường phụ nữ dự sinh sau tuần thứ 40 của thai kỳ).

2.1 Trường hợp nghỉ trên 2 tháng trước khi sinh có ảnh hưởng gì không?

Vì rất nhiều nguyên nhân mà nhiều mẹ bầu muốn nghỉ sinh sớm và nghỉ trên 2 tháng trước khi sinh điều này trong nhiều trường hợp việc nghỉ trên 2 tháng trước khi sinh có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của mẹ. 

Lao động nữ được nghỉ thai sản trên 2 tháng trước khi sinh
Lao động nữ được nghỉ thai sản trên 2 tháng trước khi sinh

Cụ thể:

  1. Không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản 

Việc nghỉ hưởng chế độ thai sản 6 tháng chỉ áp dụng đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng. Cụ thể cần đảm bảo:

  • Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
  • Hoặc trường hợp thai yếu mà trước đó phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ đảm bảo đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên và ó thời gian đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

Theo đó, nếu việc nghỉ của mẹ bầu không đáp ứng được thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ thai sản thì người mẹ sẽ không được hưởng chế độ thai sản này.

  1. Không được đóng BHXH đối với thời gian nghỉ nằm ngoài thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Thời gian người mẹ nghỉ trước khi sinh nằm ngoài thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản sẽ được tính là nghỉ không hưởng lương. Căn cứ theo Khoản 4, Điều 42, Quyết định 595/QĐ-BHXH, khi người lao động nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong 01 tháng thì tháng đó sẽ không được đóng bảo hiểm.

Như vậy, việc nghỉ thai sản sớm hơn 02 tháng trước khi sinh có thể khiến mẹ bầu không được đóng BHXH tại tháng xin nghỉ nếu tại tháng mẹ bầu nghỉ mà số ngày nghỉ nằm ngoài chế độ thai sản từ 14 ngày trở lên.

Trên đây là giải đáp về nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào. Làm bảo hiểm hy vọng sẽ giúp bạn đọc được rõ hơn và tự tính toán thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản cho mình một cách hợp lý để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.

Bài viết cùng tác giả!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*