Mức đóng thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) được nhiều người lao động quan tâm nhất hiện nay. Ở một mức lương nhất định, người lao động sẽ phải tiến hành nộp thuế TNCN theo quy định của Nhà nước. Vậy, mức đóng thuế TNCN là bao nhiêu? Trong trường hợp không đóng thuế TNCN thì bị xử phạt như thế nào? Cùng Lambaohiem tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Thuế TNCN là gì?
Thuế TNCN là thuế trực thu tính vào mức tiền lương, tiền công hoặc các mức tương đương tiền lương, tiền công của cá nhân. Để hiểu sâu về các vấn đề của thuế TNCN, công dân tìm hiểu các văn bản pháp luật sau:
- Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007.
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2012.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số của các luật về thuế số 71/2014/QH13 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.
Tại sao phải đóng thuế TNCN?
Thuế TNCN cá nhân là loại thuế đem lại lợi ích to lớn cho xã hội. Đây là khoản thu nhằm đảm bảo duy trì các khoản ngân sách Nhà nước và chế độ phúc lợi. Bên cạnh đó, việc nộp thuế TNCN còn đem lại sự cân đối giữa thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm cho nền kinh tế.
Nộp thuế TNCN cũng là một hình thức kê khai thu nhập đảm bảo trong việc quản lý thu nhập tránh nguồn thu nhập bất hợp pháp. Như vậy, việc nộp thuế TNCN là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân có thu nhập chịu thuế.
Những ai phải đóng thuế TNCN?
Đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cứ nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, căn cứ Điều 2, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 quy định cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú như sau:
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
(Theo Điều 2, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007)
Như vậy, cá nhân cư trú là người có mặt tại Việt Nam 183 ngày trở lên, có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, cá nhân không cư trú là người không thuộc trường hợp tại Khoản 2, Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007.
Mức đóng thuế TNCN là bao nhiêu?
Người lao động có mức thu nhập từ tiền lương, tiền công thì phải đóng thuế TNCN như thế nào? Theo quy định của pháp luật không phải cá nhân nào có thu nhập từ tiền lương, tiền công cũng phải đóng thuế TNCN. Mức đóng thuế và mức tiền công, tiền lương phải đóng thuế đều có quy định nhất định.
XEM THÊM >> Mức lương bao nhiêu thì đóng thuế thu nhập cá nhân?
Mức lương bao nhiêu phải đóng thuế TNCN?
Căn cứ vào Điều 19, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 quy định về quy định mức đóng thuế TNCN được tính dựa trên Biểu thuế lũy tiến từng phần.
Như vậy, mức đóng thuế TNCN sẽ được căn cứ vào Biểu thuế lũy tiến từng phần sau:
Bảng: Biểu thuế lũy tiến từng phần
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
---|---|---|---|
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Tuy nhiên, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2012, từ ngày 1/07/2013 áp dụng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân có thu nhập chịu thuế. Như vậy, đối tượng phải nộp thuế TNCN là người có mức lương trên 9 triệu đồng/tháng và không có người phụ thuộc.
Theo Điểm a và b, Khoản 3, Điều 19, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 quy định về đối tượng phụ thuộc như sau:
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
(Theo Điểm a và b, Khoản 3, Điều 19, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007)
Theo điều luật trên, những người lao động có mức thu nhập chịu thuế đồng thời có người phụ thuộc được được giảm trừ 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm) đối với đối tượng chịu thuế và 1,6 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc (theo Điểm a và b, Khoản 1, Điều 19, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007).
Xem thêm >> Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú và không cư trú
Trốn thuế TNCN thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Khoản b, Điểm 1, Điều 7, Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn năm 2020 quy định người nộp thuế trong trường hợp trốn thuế sẽ bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điểm a, Khoản 2, Điều 19 của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, phạt từ 6.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với trường hợp thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế.
Theo đó, người có thu nhập chịu thuế cần phải nộp thuế theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của cá nhân. Mỗi lần nộp thuế TNCN là một lần đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Xem thêm >> Hướng dẫn tra cứu mã số thuế thu nhập cá nhân trên trang tổng cục Thuế Việt Nam
Kết luận
Như vậy, mức đóng thuế thu nhập cá nhân được quy định cụ thể trong biểu thuế lũy tiến từng phần. Theo đó, người có thu nhập trên 9.000.000 đồng/tháng và không có người phụ thuộc là đối tượng nộp thuế TNCN. Tuy nhiên, trong trường hợp không nộp thuế, người lao động sẽ phải chịu sự xử lý của pháp luật. Trên đây là một số vấn đề của thuế thu nhập cá nhân mong đem lại thông tin hữu ích cho Quý bạn đọc!
TIN LIÊN QUAN
- Địa chỉ trung tâm Bảo hiểm thất nghiệp thành phố Thủ Đức ở đâu?
- Điều kiện để rút bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Những điều bạn cần chú ý
- Người tham gia rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu?
- 3 cách tìm mã số thuế cá nhân bằng số cmnd nhanh nhất
- Người lao động mất sổ có được rút BHXH một lần không?
- Cách tra cứu bảo hiểm y tế trên điện thoại qua ứng dụng VssID
Để lại một phản hồi