Hướng dẫn lập mẫu báo cáo công việc theo tháng 

Mẫu báo cáo công việc theo tháng là căn cứ quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất làm việc của cá nhân, đội nhóm và cả doanh nghiệp. Đây không chỉ là công cụ để tổng kết những gì đã thực hiện mà còn là cơ sở quan trọng để đưa ra những điều chỉnh, cải tiến và hoạch định chiến lược cho tháng tiếp theo. Xây dựng mẫu báo cáo công việc theo tháng chuyên nghiệp và hiệu quả sẽ giúp quá trình hoạt động quản lý trở nên dễ dàng, mang lại hiệu quả cao hơn.

1. Tại sao cần có mẫu báo cáo công việc theo tháng?

Báo cáo công việc theo tháng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả nhân viên và nhà quản lý. Có mẫu báo cáo công việc theo tháng chuyên nghiệp sẽ là căn cứ giúp cả nhân viên và các nhà quản lý có thể lên kế hoạch làm việc hiệu quả.

1.1 Lợi ích đối với nhân viên

Mẫu báo cáo công việc theo tháng tổng kết hiệu quả làm việc tháng cho nhân viên. Thông qua mẫu báo cáo nhân viên có thể:

  • Gia tăng động lực làm việc: Thông qua việc báo cáo, nhân viên nỗ lực làm việc tốt hơn.
  • Hệ thống hóa công việc nhanh: Các thông tin được tổng hợp ngắn gọn, nhân viên có thể ghi nhớ và trình bày công việc một cách logic.
  • Đánh giá và nhìn nhận thành quả: Giúp nhân viên có cái nhìn tổng quan về những gì đã đạt được trong tháng, từ đó tăng động lực và sự tự tin.
  • Theo dõi tiến độ mục tiêu của mình: Đối chiếu công việc đã thực hiện với mục tiêu đã đề ra, giúp nhân viên bám sát kế hoạch.
  • Rút ra điểm mạnh và điểm cần cải thiện: Phát huy điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu.
  • Căn cứ để tăng lương, thưởng, nâng bậc: Báo cáo là tài liệu quan trọng để nhà quản lý đánh giá khách quan và đưa ra phản hồi.

1.2 Đối với nhà quản lý

Báo cáo tháng có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản lý, cụ thể:

  • Giúp đánh giá hiệu suất làm việc của từng cá nhân và đội nhóm: Cung cấp dữ liệu để đánh giá năng lực, sự đóng góp và tiến độ công việc của từng cá nhân theo đó kiến kiến hiệu suất của đội nhóm.
  • Căn cứ đưa ra các quyết định quản trị: Thông qua báo cáo quản lý sẽ nắm bắt tình hình đưa ra các quyết định giúp phát huy nguồn lực và kịp thời phát hiện vấn đề sửa chữa các sai sót.
  • Phân bổ nguồn lực hiệu quả: Dựa trên báo cáo, nhà quản lý có thể đánh giá khối lượng công việc và phân bổ nguồn lực hợp lý cho tháng tiếp theo.
  • Tổng hợp thông tin nhanh, hiệu quả: Thông qua báo cáo tháng quản lý dễ dàng tổng hợp thông tin nhanh, hiệu quả.
  • Báo cáo lên cấp trên: Báo cáo tháng là nguồn thông tin quan trọng để người quản lý báo cáo lên cấp trên.
Mẫu báo cáo công việc theo tháng

2. Mẫu báo cáo công việc hàng tháng 

Tùy thuộc vào đặc thù công việc và yêu cầu của tổ chức, người quản lý mà có nhiều mẫu báo cáo công việc theo tháng khác nhau. Dưới đây là một số mẫu phổ biến.

2.1 Mẫu báo cáo theo tháng của nhân viên bán hàng

Mẫu báo cáo theo tháng của nhân viên bán hàng ở siêu thị điện máy:

2.2 Mẫu báo cáo theo tháng của nhân viên dự án

Mẫu báo cáo theo tháng của nhân viên dự án

3. Các bước xây dựng mẫu báo cáo công việc hiệu quả

Để lập một báo cáo công việc theo tháng hiệu quả, bạn cần tuân theo một quy trình có hệ thống, đảm bảo báo cáo cung cấp đầy đủ thông tin quan trọng và dễ hiểu cho người đọc. 

Dưới đây là các bước xây dựng mẫu báo cáo công việc chi tiết

Bước 1: xác định mục tiêu và phạm vi báo cáo

Bạn cần xác định rõ mục tiêu lập báo cáo (Ví dụ: Mục tiêu đánh giá năng lực làm việc), ai là người nhận báo cáo, báo cáo sử dụng làm gì từ đó xây dựng các nội dung cần báo cáo phù hợp.

Bước 2: Thu thập thông tin

Thu thập thông tin lập báo cáo gồm:

  • Tổng hợp các công việc đã thực hiện từng ngày, từng tuần, sử dụng nhật ký công việc, email, task manager….
  • Thu thập dữ liệu và số liệu liên quan đến báo cáo

Bước 3: Lựa chọn và xây dựng mẫu báo cáo 

Khi xây dựng báo cáo bạn có thể tham khảo các mẫu báo cáo trên internet, các mẫu báo cáo của nhân viên khác đã thực hiện, hay gợi ý từ các phần mềm quản lý công việc chuyên nghiệp. 

Lựa chọn mẫu báo cáo công việc theo tháng phù hợp

Chọn mẫu báo cáo phù hợp: báo cáo bằng bảng, báo cáo bằng biểu đồ, hay báo cáo dạng văn bản.

Thông thường báo cáo gồm 3 phần: 

  • Báo cáo công việc đã làm, công việc đang thực hiện; 
  • Tổng hợp các khó khăn, thách thức phương pháp khắc phục; 
  • Đưa ra kế hoạch và các phương án thực hiện.
  • Tùy chỉnh mẫu báo cáo (nếu cần): Thêm hoặc bớt các trường thông tin để phù hợp với đặc thù công việc và yêu cầu của người đọc. 
  • Ghi chú lại những khó khăn và thách thức

Bước 4: Điền thông tin vào báo cáo

Sau khi có được mẫu báo cáo ưng ý bạn thực hiện điền các thông tin cần thiết theo mẫu. 

Bước 5: Kiểm tra và rà soát báo cáo

Sau khi hoàn tất điền báo cáo bạn cần kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp đảm bảo báo cáo không có lỗi cơ bản. Đối chiếu rà soát lại thông tin xem các thông tin đã trùng khớp hay chưa. Có thể xin ý kiến phản hồi (nếu cần) đồng nghiệp hoặc người quản lý để nhận phản hồi trước khi gửi bản chính thức.

Bước 6: Gửi báo cáo 

Bạn cần đặc biệt lưu ý gửi báo cáo đúng thời hạn điều này thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng thời gian của người nhận. Cần gửi báo cáo theo phương thức đã thống nhất trước để đảm bảo người nhận nhận được báo cáo thuận lợi và dễ dàng quản lý.

Trên đây là những chia sẻ từ Làm bảo hiểm về mẫu báo cáo công việc theo tháng và phương thức lập mẫu báo cáo hiệu quả. Khi lập mẫu báo cáo công việc theo tháng cần đặc biệt lưu ý đến mục đích lập và đối tượng nhận để có một mẫu báo cáo chuyên nghiệp và ấn tượng cho người nhận.

Bài viết liên quan:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*