Nợ đóng BHXH Doanh nghiệp có thể bị phạt

Nợ đóng BHXH (Bảo hiểm xã hội) của doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn thu quỹ BHXH vậy nên hiện nay để tránh tình trạng chây ỳ đóng BHXH cho người lao động. Cơ quan BHXH Việt Nam cũng đưa ra các quy định cụ thể xoay quanh vấn đề này.

Thời gian đóng BHXH đối với các doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 7, Quyết định 595/QĐ-CP ban hành ngày 14/4/2017 doanh nghiệp (DN) phải đóng BHXH cho người lao động theo các hình thức và thời gian như sau:

“1. Đóng hằng tháng

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần

Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.”

Như vậy, tùy trường hợp cụ thể doanh nghiệp sẽ phải đóng BHXH theo thời gian quy định. Thời gian đóng chậm nhất là đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, doanh nghiệp phải chuyển đủ số tiền vào quỹ BHXH. Những trường hợp doanh nghiệp đóng sau ngày quy định được tính là đóng chậm. 

Khoảng thời gian DN được phép nợ đóng BHXH là bao lâu?
Khoảng thời gian DN được phép nợ đóng BHXH là bao lâu? – Ảnh minh họa

DN được phép nợ đóng BHXH trong bao lâu?

Vì nhiều lý do doanh nghiệp có thể nợ đóng tiền BHXH, tuy nhiên thời gian nợ đóng không nên quá lâu. Nếu nợ đóng quá lâu doanh nghiệp sẽ bị thanh tra và xử phạt hành chính.

Căn cứ vào Điều 37, Quyết định 595/QĐ-BHXH hướng dẫn cách tính lãi chậm đóng BHXH như sau:

  • Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chưa đóng.
  • Phương thức tính lãi: Ngày đầu hằng tháng.

Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:

Lcđi = Pcđi x k (đồng) (1)

Trong đó:

– Lcđi: là tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng) và được xác định như sau:

Pcđi = Plki – Spsi (đồng) (2)

Trong đó:

– [ Plki ]: Tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).

– [ Spsi ]: Số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:

+ Nếu DN đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;

+ Nếu DN đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

– [ k ]: là lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%). Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố. 

Mức phạt đối với trường hợp chậm đóng BHYT

Căn cứ theo Quy định tại Khoản 4, Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ban hành ngày 1/3/2020 quy định:

Mức phạt chậm đóng BHXH theo quy định mới nhất tại Nghị định số 28/2020/NĐ-CP.

“4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.”

Như vậy, doanh nghiệp được nợ đóng bảo hiểm xã hội, tuy nhiên thời gian nợ đóng BHXH từ 30 ngày trở lên sẽ bị truy thu tiền nộp chậm. Điều này không chỉ gây gây thiệt hại về tài chính cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến uy tín khiến doanh nghiệp bị chú ý và thanh tra nhiều hơn.

Kết luận

Xoay quanh vấn đề về nợ đóng BHXH, Cơ quan BHXH cũng đã có những quy định cụ thể kèm chế tài xử lý tình trạng chậm, trốn đóng BHXH cho người lao động. Doanh nghiệp vi phậm sẽ chịu mức phạt vi phạm hành chính căn cứ theo mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài. lambaohiem hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.

Bạn đọc có thể truy cập website chính thức của làm bảo hiểm tại địa chỉ website: https://ebh.vn/ để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất về các chế độ của BHXH.

GỢI Ý BẠN ĐỌC

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*