Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một chính sách hỗ trợ người dân không thuộc đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã bắt buộc có thể tham gia đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu và các chế độ liên quan. Vậy đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào? Cách thức, mức đóng và thời gian đóng BHXH tự nguyện tất cả sẽ được làm bảo hiểm đề cập đến trong bài viết dưới đây.
Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện
Một trong những trường hợp mà rất nhiều người lao động hiện nay gặp phải đó là sau thời gian làm việc tại doanh nghiệp, nhiều lao động nghỉ việc nhưng vẫn muốn được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện khi về già được hưởng lương hưu hàng tháng. Việc hiểu về bảo hiểm tự nguyện và các chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện giúp người tham gia có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện. Cụ thể
Điều kiện tham gia BHXH tự nguyện
Căn cứ tại khoản 4 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về người tham gia BHTN như sau:
“4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này“.
Theo đó, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các đơn vị đủ điều kiện tham gia BHXH tự nguyện.
Mức đóng BHXH tự nguyện
Bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần lương cơ sở (thời điểm hiện tại thấp nhất là 700.000 đồng/tháng, cao nhất là 27.800.000 đồng/tháng).
Phương thức đóng BHXH tự nguyện
Người tham gia có thể lựa chọn đóng hàng tháng; đóng 3 tháng/lần; đóng 6 tháng/lần; đóng 12 tháng/lần và đóng 1 lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm/lần.
Thời gian đóng BHXH tự nguyện
Đóng trong tháng đối với phương thức đóng hàng tháng; 3 tháng đối với phương thức đóng 3 tháng; 4 tháng đầu đối phương thức đóng 6 tháng/lần; 7 tháng đối với phương thức đóng 12 tháng/lần. Tại thời điểm đăng ký phương thức đóng 1 lần cho nhiều năm về sau.
Nơi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Để tham gia hoặc nộp tiền bảo hiểm xã hội tự nguyện người dân mang theo giấy tờ tùy thân CMND/ thẻ căn cước công dân và đến các cơ quan dưới đây để làm thủ tục theo đúng quy định.
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi đăng ký cư trú
- Đại lý thu bảo hiểm xã hội.
Điều kiện hưởng chế độ BHXH tự nguyện
Đối với chế độ hưởng lương hưu khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, đủ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam.
Hưởng BHXH 1 lần khi có đủ điều kiện về tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật BHXH và khoản 1, Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội. Về mức hưởng BHXH 1 lần được tính theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 77 Luật BHXH.
Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ hưởng trợ cấp mai táng khi đóng đủ BHXH tự nguyện từ 60 tháng trở lên. Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần khi người đang đóng BHXH tự nguyện bị chết.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào? Nếu như bạn đọc cần được hỗ trợ, hãy để lại ý kiến xuống dưới phần bình luận của bài viết này để được hỗ trợ tốt nhất.
TIN LIÊN QUAN
- Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
- Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
- Cách tính tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2022
- Bạn đã biết cách: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào?
- Mẫu xin đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cập nhật mới nhất
- [BHXH tự nguyện] Bảo hiểm tự nguyện có mấy chế độ?
Để lại một phản hồi