Trong thực tế hiện nay, người lao động trong một số trường hợp bất khả kháng mà không thể duy trì đóng phí bảo hiểm xã hội liên tục. Do đó để tạo điều kiện, những người tham gia có thể bảo lưu bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên người có nhu cầu cần căn cứ theo những quy định của luật pháp để đảm bảo kết quả bảo lưu được chính xác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tại sao phải bảo lưu bảo hiểm xã hội?
Hiện nay xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội, ngày càng có nhiều người lựa chọn bảo lưu BHXH. Sau đây là một số nguyên nhân chính:
- Người lao động có hoàn cảnh gia đình khó khăn cần giải quyết chế độ BHXH 1 lần
- Điều kiện lao động khắc nghiệt nên lao động lớn tuổi không còn đủ sức khỏe để làm việc đã tự động rút khỏi thị trường lao động
- Nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách để sa thải lao động lớn tuổi nhằm giảm chi phí về tiền lương, bảo hiểm và đưa ra hình thức hỗ trợ, khuyến khích nhóm lao động này ra khỏi thị trường lao động.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn khuyến khích người lao động khi chấm dứt Hợp đồng lao động lựa chọn việc bảo lưu thời gian tham gia BHXH thông qua sửa đổi chính sách theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần
Các quy định về bảo lưu bảo hiểm xã hội
Căn cứ vào Luật BHXH 2014 quy định về vấn đề này như sau:
Điều 61: Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy: Người lao động hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH nếu chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định hoặc chưa hưởng BHXH một lần.
Trong trường hợp đã đóng đủ số năm BHXH hưởng lương hưu theo quy định nhưng chưa đủ tuổi hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng BHXH một lần, bạn hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tức là chốt sổ để đợi đến khi đủ tuổi nghỉ hưu thì làm thủ tục hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật mà không cần phải đóng tiếp BHXH tự nguyện.
Trường hợp chưa đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu mà đủ điều kiện nghỉ thì bạn có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH và tiếp tục đóng BHXH tự nguyện và cộng dồn với thời gian bảo lưu để được hưởng chế độ hưu trí.
Ngoài ra, các trường hợp người lao động di chuyển nơi tham gia BHXH, BHYT, ngừng việc, chuyển công tác, nghỉ hưởng chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp… đều được bảo lưu BHXH và người lao động có thể tiếp tục đóng BHXH bắt buộc hoặc BHXH tự nguyện cho đến đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu.
Thủ tục bảo lưu bảo hiểm xã hội
Người có nhu cầu bảo lưu thời gian đóng BHXH cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bào gồm các giấy tờ:
- 01 Văn bản đề nghị (Mẫu D01B-TS)
- 02 Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS)
- Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (trừ trường hợp chết).
Sau khi có đủ các giấy tờ trên, đơn vị sử dụng lao động sẽ sẽ tiến hành thủ tục báo giảm tại cơ quan BHXH.
Lưu ý: Khi bạn tham gia lao động ở công ty khác hoặc tham gia BHXH tự nguyện thì bạn phải tiếp tục tham gia với số sổ cũ mà không được khai báo số sổ mới bởi hiện nay mỗi người lao động chỉ có một sổ BHXH. Nếu bạn có hai sổ bảo hiểm, bạn sẽ phải làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm.
Lợi ích khi bảo lưu bảo hiểm xã hội
Việc bảo lưu thời gian đóng BHXH mang đến lợi ích thiết thực cho người tham gia BHXH, cụ thể:
- Tích lũy cho cuộc sống khi về hưu
- Đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động khi hết tuổi lao động
- Giảm số lượng người lao động hưởng BHXH một lần.
Kết luận
Trên đây là một vài chia sẻ về bảo lưu bảo hiểm xã hội để bạn đọc có thể nắm bắt và thực hiện khi có nhu cầu. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất. Nếu như bạn đọc có những ý kiến đóng góp hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết này để được hỗ trợ tốt nhất.
TIN LIÊN QUAN
- Người tham gia rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu?
- Người lao động mất sổ có được rút BHXH một lần không?
- Đang đi làm có được rút bảo hiểm xã hội một lần không?
- Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
- Lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?
- Đăng ký nhận lương hưu và tiền trợ cấp bảo hiểm qua thẻ ngân hàng
Để lại một phản hồi