Trong nhiều trường hợp người lao động tham gia lao động trong giai đoạn thử việc sẽ không được công ty đóng bảo hiểm xã hội. Khi đó, NLĐ là cá nhân tự đóng bảo hiểm xã hội được không? Đây là câu hỏi được nhiều NLĐ quan tâm, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có được câu trả lời. Hãy cùng theo dõi nhé.
Cá nhân có tự đóng BHXH bắt buộc được không?
Căn cứ theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
- Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
- Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Căn cứ theo Điểm a, b khoản 1 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ một tháng đến dưới ba tháng.
Trong trường hợp NLĐ đi làm (kể cả thử việc) cho công ty và có hợp đồng lao động từ đủ một tháng trở lên thì thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và khoản này sẽ do Người sử dụng lao động đóng.
Tuy nhiên, nguyên tắc tham gia bảo hiểm xã hội là không được đóng bảo hiểm xã hội ở hai nơi hoặc tham gia đồng thời cùng 1 lúc cả hai hình thức BHXH bắt buộc và tự nguyện.
Do đó, NLĐ nếu chưa được công ty đóng BHXH cũng không thể tự đóng bảo hiểm xã hội mà công ty nơi NLĐ làm việc có nghĩa vụ làm thủ tục để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho NLĐ.
Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cập nhật mức đóng BHXH năm 2020 như sau:
- Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- Người lao động quy định điểm i khoản 1 điều 2 của luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Nếu như bạn đọc quan tâm nhiều hơn đến mức đóng và tỉ lệ trích nộp tiền lương đóng BHXH năm 2020 đã được điều chỉnh như thế nào có thể xem thêm Tại đây
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi được đặt ra tại tiêu đề của bài viết. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của các bạn và Xin cảm ơn ban đã theo dõi bài viết này.
Truy cập website chính thức của Làm bảo hiểm tại địa chỉ bảo hiểm xã hội điện tử eBH để cập nhật những thông tin hữu ích nhất về Bảo hiểm xã hội nhé.
✅ TIN TỨC BHXH
- Người tham gia rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu?
- Người lao động mất sổ có được rút BHXH một lần không?
- Đang đi làm có được rút bảo hiểm xã hội một lần không?
- Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
- Lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?
- Đăng ký nhận lương hưu và tiền trợ cấp bảo hiểm qua thẻ ngân hàng
Để lại một phản hồi