Thời gian nghỉ thêm sau khi xuất viện có được tính hưởng chế độ ốm đau không? Bởi hiện nay có không ít các trường hợp người lao động mặc dù đã được xuất viện những sức khỏe vẫn chưa đảm bảo để quay lại làm việc và được bác sỹ điều trị chỉ định nghỉ thêm. Trong bài viết dưới đây lambaohiem.com sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Thời gian nghỉ thêm sau xuất viện có được tính hưởng BHXH?
Căn cứ tại Điều 25 và Điều 100 Luật BHXH năm 2014 có quy định về điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau đó là phải có giấy xác nhận về việc bị ốm đau, tai nạn của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Do đó người lao động cần xin xác nhận từ cơ sở KCB 1 trong 2 loại giấy tờ sau
- Đối với trường hợp người lao động điều trị nội trú thì cần có Giấy ra viện;
- Đối với trường hợp điều trị ngoại trú thì người lao động cần có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH,
Theo Thông tư 56/2017/TT-BYT, Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú, bác sĩ phụ trách sẽ ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ thêm để điều trị ngoại trú sau khi ra viện tại phần ghi chú.
Quyền lợi BHXH cho người lao động khi có chỉ định nghỉ thêm
Trong trường hợp giấy ra viện của người lao động có nội dung chỉ định nghỉ thêm để điều trị ngoại trú thì cơ quan BHXH sẽ giải quyết quyền lợi cho người lao động như sau:
Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT
Như vậy, thời gian nghỉ thêm sau khi xuất viện do bác sĩ điều trị chỉ định (ghi tại giấy ra viện) người lao động vẫn sẽ được hưởng chế độ ốm đau.
Lưu ý: Thời gian cần nghỉ thêm để ổn định sức khỏe sẽ do các bác sĩ quyết định dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, số ngày được phép chỉ định nghỉ thêm là không quá 30 ngày.
Mức hưởng đối với khoảng thời gian nghỉ thêm sau xuất viện
Như đã đề cập ở trên thời gian nghỉ thêm sau khi xuất viện đối với người lao động sẽ không quá 30 ngày và được chỉ định (do bác sỹ điều trị) ghi tại phần ghi chú của Giấy ra viện sẽ được dùng làm căn cứ để cơ quan BHXH thanh toán hưởng chế độ ốm đau.
Theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT, thời gian được chỉ định nghỉ thêm tại phần ghi chú của giấy ra viện cũng được cơ quan BHXH lấy làm căn cứ để thanh toán chế độ BHXH theo quy định.
Công thức tính mức hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ thêm
Theo đó, thời gian nghỉ thêm sau khi xuất viện vẫn được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 28 Luật BHXH. Người lao động có thể chủ động tính mức hưởng chế độ ốm đau theo 1 trong 2 trường hợp tương ứng với công thức tính như sau:
Lời kết
Như vậy trong bài viết trên đây lambaohiem.com đã giúp bạn đọc trả lời cho 2 câu hỏi:
- Thời gian nghỉ thêm sau khi xuất viện có được tính hưởng chế độ BHXH không?
- Mức hưởng đối với thời gian nghỉ thêm được tính như thế nào?
Hy vọng rằng với những thông trên có thể mang đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích nhất, nếu bạn cần hỗ trợ thêm hay có những thắc mắc, góp ý hãy để lại lời nhắn dưới phần bình luận của bài viết này nhé. Xin cảm ơn.
TIN LIÊN QUAN
- Người lao động mất sổ có được rút BHXH một lần không?
- Đang đi làm có được rút bảo hiểm xã hội một lần không?
- Có nên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
- Lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào?
- Đăng ký nhận lương hưu và tiền trợ cấp bảo hiểm qua thẻ ngân hàng
- Chế độ con nhỏ dưới 12 tháng lao động nữ nuôi con được hưởng
Để lại một phản hồi